Tầng 12 Pico Plaza, 20 Cộng Hòa, Phường 12, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Một số từ vựng tiếng Nhật thường dùng trong cuộc họp

コピーをする (copy-wo suru): Copy, in.

アポイントをとる (apointo wo toru): Đặt lịch hẹn, cuộc hẹn.

名刺を交換する (Meishi o kōkan suru): Trao đổi danh thiếp.

席をはずす (seki wo hazusu): Rời khỏi chỗ ngồi.

会議がある (kaigi ga aru): Có cuộc họp.

会議に出る (kaigi ni deru): Tham gia cuộc họp.

説明を聞く(Setsumei o kiku): Lắng nghe giải thích.

打ち合わせをする (uchiawase o suru): Họp, bàn bạc.

会社をやめる (kaisha o yameru): Nghỉ việc.

会社員 (kaishain): Nhân viên công ty.

企業 (kigyou): Doanh nghiệp, công ty.

大手企業 (otekigyou): Doanh nghiệp lớn.

営業部  (eigyoubu): Phòng bán hàng, kinh doanh.

開発部 (kaihatsubun): Phòng phát triển.

企画書 (kikakusho): Bản kế hoạch, bản dự án.

新製品 (shinseihin): Sản phẩm mới.

Một số mẫu câu dùng trong cuộc họp bằng tiếng Nhật

Bạn có thể ghi chép nội dung lại được không.

この商品は売れていませんので、方法を変えた方がいいと思います。

Kono shōhin wa urete imasennode, hōhō wo kaeta kata ga ī to omoimasu.

Vì sản phẩm này bán không chạy lắm, tôi nghĩ là chúng ta nên thay đổi phương pháp.

Repōto wo misete itadakemasu ka.

Cho tôi xem báo cáo của bạn được không.

私はあなたが正しいと思います。それは私には良い考えのように思えました。

Watashi wa anata ga tadashī to omoimasu. Sore wa watashi ni wa yoi kangae no yō ni omoemashita.

Tôi cho rằng bạn nói đúng. Nó dường như là một ý tưởng tuyệt vời với tôi.

Dare ka hoka no iken wa arimasu ka.

Có ai còn ý kiến nào khác không.

Watashi wa anata ni tsuite ikemasen. Dōiu imi.

Tôi không theo kịp bạn. Điều bạn thực sự muốn nói là gì.

すべての問題について話し合ったと思います。みんなの貢献に感謝します。

Subete no mondai ni tsuite hanashiatta to omoimasu. Minna no kōken ni kansha shimasu.

Tôi nghĩ rằng chúng ta đã bàn về tất cả các vấn đề. Cảm ơn sự đóng góp của mọi người.

Watashitachi wa ima kaigi wo oeru koto ga dekiru to omoimasu.

Tôi nghĩ chúng ta có thể kết thúc cuộc họp bây giờ.

Chị Phương Lê đã sống cùng chồng và 3 con ở đất nước châu Âu xinh đẹp này được gần 8 năm. Sang Pháp để làm nghiên cứu sinh, gia đình chị chưa quyết định có định cư lâu dài ở Pháp hay không. Chị cho rằng, ở quốc gia nào cũng có nhược điểm và ưu điểm khác nhau.

Dưới đây là một số chia sẻ của chị về những trải nghiệm của bản thân ở nước Pháp.

PV: Những ngày đầu tiên sang Pháp, gia đình chị đã gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới như thế nào?

Chị Phương Lê: Khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là rào cản về ngôn ngữ, do mình không biết nói tiếng Pháp. Để khắc phục rào cản này chỉ có cách duy nhất là phải tới lớp để học tiếng. Nói chung, nếu bạn sống ở nước ngoài mà không thể giao tiếp bằng tiếng bản địa thì việc hòa nhập là vô cùng khó khăn.

Khó khăn thứ hai mà mình gặp phải là người Pháp có thói quen giải quyết giấy tờ qua đường bưu điện. Ban đầu mình không có thói quen kiểm tra thùng thư, cũng không lưu giữ giấy tờ cẩn thận nên mỗi khi có việc cần lại rất khổ sở.

Khó khăn tiếp theo là thói quen phải đặt hẹn mỗi khi cần làm việc gì, kể cả bị ốm đi khám bệnh cũng vậy. Có lần mình hẹn để đi khám răng cho con, bác sĩ cho cái hẹn cách 6 tháng. Tới ngày hẹn, mình cũng quên mất.

Hồi đầu mới sang, sau khi ký giấy tờ thuê nhà, lẽ ra mình phải đến công ty điện nước để mở một tài khoản nhưng mình không biết nên không làm. Kết quả là sau mấy ngày, nhà mình bị cắt điện và nước nóng. Lúc đó, ông xã không ở nhà, mình cũng không biết làm thế nào, đành sống trong cảnh tù mù suốt mấy ngày. Đến khi ông xã quay lại, giải quyết xong, họ vẫn bảo phải đợi 1 tuần ‘điện mới về làng’.

Nhưng kể từ đó, mình học được cách lên kế hoạch, vì việc gì có kế hoạch từ sớm thì rất có lợi, nhất là đi du lịch. Nếu mua vé sớm, đặt khách sạn sớm, mình sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Ngoài ra, vì không có gia đình và người thân ở bên này nên nhiều khi cuộc sống cực kỳ vất vả, nhất là những lúc sinh con, vừa chăm con nhỏ vừa phải làm việc.

Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, mình đã học được cách bố trí cuộc sống sao cho thuận tiện và hợp lý nhất. Cho nên, bây giờ mình vừa có thể chăm sóc 3 con, vừa làm nghiên cứu, vừa tham gia vào nhiều dự án khác nhau.

- Chị thấy khác biệt lớn nhất giữa cuộc sống ở Việt Nam và ở Pháp là gì?

Có rất nhiều thứ khác nhau mà mình khó có thể kể hết: môi trường y tế, giáo dục; phúc lợi xã hội; bảo hiểm y tế; an ninh giao thông; thái độ đối với cuộc sống…

Nói về các chính sách xã hội thì nước Pháp thuộc dạng ‘hào phóng’ nhất thế giới, vì họ được tiếng là ‘bác ái’, ngay trong tuyên ngôn của họ. Họ thực hiện đúng chính sách lấy tiền của nhà giàu chia cho nhà nghèo.

Về cơ bản, nước Pháp cũng là nước giàu, nên nếu so sánh với Việt Nam thì sẽ không hợp lý. Mỗi quốc gia có một chế độ chính sách phù hợp với hoàn cảnh xã hội và kinh tế.

- Nhiều gia đình đang có cuộc sống tốt ở Việt Nam nhưng vẫn quyết định sang nước ngoài định cư với mục đích mong con cái có cơ hội học tập, công việc, tương lai tốt đẹp hơn. Đó có phải là mục tiêu của gia đình chị khi sang Pháp?

Gia đình mình hiện tại đang ở Pháp vì lý do công việc, còn sau này thế nào thì vẫn chưa biết. Mình nghĩ ở đâu cũng có mặt tốt mặt xấu, quan trọng là mức độ thích nghi của mình đến đâu.

- Có những người đang có công việc, vị trí tốt ở Việt Nam nhưng sang nước ngoài họ phải lao động chân tay để kiếm sống, nhưng họ vẫn chấp nhận và hài lòng với điều đó. Quan điểm của chị về việc này như thế nào?

Mình cũng biết nhiều trường hợp như thế và mình cho rằng mỗi người có một lựa chọn riêng cho cuộc sống của họ. Họ cũng có lý do riêng để làm vậy nên mình hoàn toàn tôn trọng lựa chọn đó.

- Một số ý kiến cho rằng sống ở những quốc gia phát triển luôn tốt hơn Việt Nam. Nếu có cơ hội, họ sẵn sàng tìm mọi cách để đi. Chị có đồng ý với ý kiến này không?

Cá nhân mình cho rằng ở đâu cũng có điểm tốt điểm xấu, khó có thể nói cái nào hơn cái nào. Có những thứ có thể tốt với người này nhưng chưa chắc tốt với người khác. Mình nghĩ không có công thức chung, vì mỗi người đều có quan điểm ‘tốt, xấu’ khác nhau.

Vì thế, theo mình, đi hay ở đều là lý do riêng. Nhưng nếu quyết định ra đi mỗi người cũng nên cân nhắc thiệt hơn, suy nghĩ thấu đáo và lên kế hoạch rõ ràng. Vì cuộc sống ở nước ngoài, theo mình nghĩ, chưa bao giờ là dễ dàng hơn cuộc sống ở Việt Nam.

- Hiện tại cuộc sống của gia đình mình ở Pháp như thế nào? Chị có bao giờ có ý định quay về Việt Nam?

Hiện tại gia đình mình có cuộc sống ổn định ở Pháp. Mình cũng thường xuyên về thăm gia đình. Còn định cư lâu dài ở đâu, gia đình mình vẫn chưa quyết định, có thể không phải ở Pháp, cũng có thể không phải ở Việt Nam mà ở một đất nước nào đó trên trái đất này.

- Chị có chia sẻ, lời khuyên gì với những người muốn định cư ở Pháp không?

Nếu muốn định cư ở Pháp, trước hết các bạn nên tìm hiểu về cách thức xin việc cũng như luật định cư cho người nước ngoài để không gặp vấn đề gì về việc giấy tờ. Hiện nay giấy tờ để người nước ngoài xin việc ở các nước như Anh, Pháp ngày càng khó khăn.

Mình thấy cuộc sống ở nước ngoài không hề dễ dàng gì, do nhiều khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế, để thực sự hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài, chúng ta nên mạnh dạn học hỏi, giao lưu với người bản địa, thay vì chỉ sinh hoạt khép kín trong cộng đồng của mình.

Bỏ tấm bằng đại học ở Việt Nam, chị theo chồng sang Cộng hòa Séc làm công việc rửa xe nhưng chưa lần nào chị hối hận về quyết định của mình.

Hệ thống thực phẩm dinh dưỡng chất lượng cao cả ngày dành cho trẻ

Dù ở trường học, nhà thờ hay tại gia, trẻ em sẽ không phải ăn món gà nướng dai kém chất lượng, mà được thưởng thức ba bữa chính với thực đơn đầy đủ dưỡng chất một cách khoa học chẳng hạn như bánh mì mới, rau trộn dưa leo với sữa chua, thịt bò xào bông cải xanh dầu ô liu, và phô mai sữa dê, nên phụ nữ Pháp rất an tâm.