Học làm tóc ở Mỹ không phải dễ vì bạn cần có năng khiếu và kinh nghiệm để có thể hành nghề. Việc thi tóc ở Mỹ cũng cần bạn phải đi học ở trường lớp đàng hoàng và thi lý thuyết và thực hành để được cấp bằng hành nghề.

Gợi ý 5 kiểu tóc quân đội HOT thịnh hành nhất 2024

Kiểu tóc quân đội của Việt Nam yêu cầu sự gọn gàng, mát mẻ để phù hợp với môi trường quân đội vô cùng khắc nghiệt. Nếu bạn đang muốn thay đổi diện mạo, có thể trải nghiệm ngay kiểu tóc này nhé.

Kiểu tóc quân đội Việt Nam đường kẻ vạch

Vẫn giữ nguyên đặc trưng của tóc quân đội Việt Nam nhưng kết hợp thêm các đường kẻ vạch sẽ giúp phong cách của chàng thêm ấn tượng, nổi bật.

Tóc quân đội Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với tóc quân đội Việt Nam nhưng khác biệt ở chỗ, các bạn nam được phép để phần mái ở phía trước một chút. Đây cũng là kiểu tóc làm mưa làm gió và rất được idol Hàn yêu thích

Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam được thành lập

Từ năm 1965, Liên Xô chủ trương tăng cường giúp đỡ về quân sự cho Việt Nam kháng chiến chống Mỹ mà trước mắt là chống cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam. Tháng 2/1965, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua Nghị quyết № 525-200, đặt cơ sở cho việc hỗ trợ quân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cũng trong tháng 2/1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Aleksey Nikolaiyevich Kosygin và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã ký một hiệp định liên chính phủ. Theo đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và cử chuyên gia, huấn luyện viên, nhân viên kỹ thuật hỗ trợ toàn diện cho Việt Nam trong đẩy lùi các cuộc không kích của Mỹ.

Từ năm 1965 đến năm 1972, Liên Xô đã viện trợ quân sự cho Việt Nam những vũ khí hiện đại gồm tên lửa phòng không S-75; máy bay tiêm kích MiG-17 và MiG-21; máy bay ném bom IL-28, máy bay vận tải An-2, Li-2, IL-14, IL-18,...; pháo phòng không 37mm, 57mm và 100mm; pháo mặt đất 105mm, 122mm và 130mm; xe tăng T-34, PT-76 và T-54; tàu cao tốc phóng ngư lôi, tàu quét mìn, tàu tuần tiễu ven bờ; các giàn radar cảnh giới tầm trung và tầm xa…

Theo thống kê do Bộ Quốc phòng Nga được giải mật năm 1999, từ năm 1965 đến năm 1975, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 513.582 tấn hàng quân sự. Trong đó, giai đoạn 1965-1972 là 370.763 tấn.

Số lượng vũ khí, phương tiện mà Liên Xô đã viện trợ trực tiếp cho Việt Nam hoặc gián tiếp (về danh nghĩa) thông qua các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất lớn.

Gồm có: Súng bộ binh; Súng chống tăng; Súng cối các cỡ; Pháo không giật; Lựu pháo: 1.052 khẩu (trực tiếp 789 khẩu).; Pháo cao xạ cỡ nòng 37mm trở lên: 614 khẩu; Tên lửa phòng không SA-75: 94 bộ (mỗi bộ trang bị cho 1 tiểu đoàn) cùng 8.686 quả đạn tên lửa; Tên lửa phòng không vác vai A-72; Tên lửa phòng không S-125: 6 bộ (mỗi bộ trang bị cho 1 tiểu đoàn); Máy bay chiến đấu các loại: 316 chiếc; Tàu chiến các loại: 52 chiếc; Xe tăng các loại: 697 chiếc (trực tiếp 687 chiếc); Radar cảnh giới quốc gia: 40 bộ (trực tiếp 37 bộ) và nhiều vũ khí trang bị khác.

Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam huấn luyện sẵn sàng chiến đấu (Ảnh: Vũ Hoàng - Báo QĐND).

Cùng với khối lượng vũ khí, phương tiện kể trên, Liên Xô đã cử hàng vạn tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, cán bộ kỹ thuật sang làm chuyên gia huấn luyện cho bộ đội Việt Nam sử dụng các vũ khí, phương tiện đó.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các hoạt động, nhân sự và phương tiện, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã quyết định thành lập "Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô" làm việc thường trực ở Việt Nam theo chế độ luân phiên. Nhiệm kỳ của các thành viên trong đoàn có thể từ 9 tháng đến 3 năm tùy theo tình hình chiến sự và vị trí của nhân sự.

Những hoạt động đầu tiên của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam là cùng phía Việt Nam tham gia khảo sát chiến trường. Đầu năm 1965, Đoàn đã tổ chức cho Nguyên soái pháo binh Liên Xô Pavel Nikolayevich Kuleshov đã dẫn đầu một nhóm sĩ quan cao cấp của Tổng cục pháo binh và tên lửa phòng không thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô (GRAU) tiến hành chuyến đi bí mật khắp đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Khu 4 cũ.

Kết quả chuyến đi thăm là các bản kiến nghị rất cụ thể về việc tăng cường trang bị cho lực lượng phòng không mặt đất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Báo cáo tổng hợp của nhóm khảo sát đã kiến nghị trang bị tên lửa phòng không và bổ sung các loại pháo phòng không 37mm và 57mm thay thế cho các khẩu pháo phòng không chiến lợi phẩm Rheinmetall 37mm và Flak 88mm (thu được của phát xít Đức) mà Việt Nam đã dùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ vì các nhà máy ở Liên Xô và Đông Âu đã không còn sản xuất đạn cho các loại pháo đó.

Căn cứ kết quả khảo sát, lãnh đạo Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô cũng đề xuất một kế hoạch chi tiết để đào tạo các kíp chiến đấu của bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa phòng không S-75 là vũ khí phòng không thuộc loại hiện đại khi đó.

Các bạn Liên Xô đã hành động rất khẩn trương. Chỉ 30 ngày sau khi báo cáo được trình về Moskva, tháng 3/1965, Binh chủng Pháo phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận được hàng trăm khẩu pháo 37mm, hơn 70 khẩu pháo 57mm kèm theo các khí tài ngắm bắn quang - điện tử.

Liên Xô khẳng định, viện trợ cho Việt Nam được thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Xô Viết, tuân thủ các điều ước, hiệp ước và thông lệ quốc tế, trên tinh thần anh em, tương trợ lẫn nhau và tình cảm quốc tế vô sản sâu sắc.

Các chuyên gia tên lửa Liên Xô và bộ đội Việt Nam ở Trại Cau, Thái Nguyên (Ảnh: Tư liệu).

Nhờ những khẩu pháo này, bộ đội cao xạ phòng không Việt Nam đã đánh những trận đầu xuất sắc, bắn hạ nhiều máy bay đối phương. Các phi công thuộc Trung đoàn tiêm kích 921 Sao Đỏ của Binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam trẻ tuổi, ý chí kiên cường bất khuất, chỉ với các máy bay MiG-17 mới được viện trợ có tốc độ dưới tốc độ âm thanh nhưng đã bắn rơi 2 chiếc F-8U của hải quân Mỹ và 2 chiếc cường kích đa năng F-105D có tốc độ siêu âm trong các trận đánh này. Tướng không quân Mỹ William W. Momyer đã phải cay đắng xác nhận "ngày 4/4/1965 là ngày đen tối nhất của Không lực Hoa Kỳ".

Nhà nghiên cứu chính trị, Phó tiến sĩ khoa học Mikhail Antonovich Anaymanov khi sưu tập tài liệu trong kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng Nga đã tìm thấy rất nhiều đơn, thư tình nguyện của các sĩ quan và chiến sĩ quân đội Xô Viết khi đó bày tỏ nguyện vọng muốn được sang Việt Nam công tác.

Tuy nhiên, việc chọn lọc được tiến hành rất kỹ lưỡng. Đầu tháng 2/1965, những chuyên gia và cán bộ kỹ thuật tên lửa phòng không đầu tiên được lựa chọn đã tập trung ở căn cứ của Tập đoàn quân phòng không số 4 đóng ở thành phố Sverdlovsk. Chính đơn vị này đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát phản lực U-2 của Mỹ xâm phạm vùng trời Liên Xô ở độ cao 20km, bắt sống trung tá phi công Mỹ Francis Power.

Các tướng lĩnh Liên Xô muốn các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn, sĩ quan điều khiển và các kíp trắc thủ đơn vị đã qua thực chiến bằng tên lửa S-75 này truyền lại kinh nghiệm chiến đấu của họ cho những người đồng chí Việt Nam.

Việc huấn luyện cũng được thực hiện rất nghiêm túc. Các ứng viên được phổ biến những thông tin cơ bản về chiến tranh ở Việt Nam, nghiên cứu kỹ các tài liệu về đất nước và con người Việt Nam từ lịch sử, chính trị cho đến kinh tế, văn hóa cũng như đời sống, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Họ phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn và trắc nghiệm tâm lý rất kỹ lưỡng.

Đầu tháng 3/1965, những ứng viên được lựa chọn đã được nhận hộ chiếu công vụ. Các sĩ quan nắm giữ các thông tin tuyệt mật về vũ khí, khí tài đều phải dùng bí danh. Họ đến Việt Nam bằng tàu hỏa hoặc máy bay dưới danh nghĩa đi công tác kinh tế thương mại. Đầu tháng 3/1965, đoàn chuyên gia huấn luyện viên và kỹ thuật viên tên lửa phòng không Liên Xô do Đại tá pháo binh Aleksandr Matveyevich Dzyda đã tề tựu đông đủ tại Hà Nội.