Câu chuyện của Mai Anh là minh chứng sống cho việc nghị lực sống của con người có thể chiến thắng nghịch cảnh. Thành quả Ma Anh có được ngày hôm nay được tạo nên từ sự cố gắng của chính bạn cùng sự đồng hành từ phía gia đình. Ngược lại, trong xã hội lại tồn tại những con người có điều kiện hoàn cảnh tốt nhưng lười nhác, ham hưởng thụ, lười lao động. Hoặc cũng có người cứ hễ gặp khó khăn thì nản chí, dễ dàng buông xuôi. Đây là những lối sống tiêu cực, đáng phê phán. Cuộc sống là đường đua không ngừng mà trong đó, cuộc đua với chính mình là cuộc đua căng thẳng nhất. Chỉ cần ta dừng lại đôi chút, từ bỏ ước mơ thì ngay tức khắc đã trở thành kẻ thua cuộc. Chính vì vậy, muốn đạt được thành công, con người phải giữ vững quyết tâm, kiên định với lựa chọn của mình, dùng mọi cách để khắc phục hoàn cảnh. Nếu chúng ta gặp những hoàn cảnh khó khăn, hãy mở lòng để yêu thương và nâng đỡ họ. Lê – nin đã từng nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Hãy giương cao đôi cánh ước mơ của mình và đừng để bất cứ điều gì kéo ta lại phía sau.

Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ngắn

Có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ. Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý!

Một Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết được, đến viết đẹp là cả một quá trình. Không dừng lại ở đó, anh còn quyết tâm thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh. Để hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm. Đó còn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân của chật độc màu da cam, mất cả hai tay từ khi cất tiếng khóc chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi, giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào.

Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên ko ngừng. Sự thua thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti. Từ đó, không còn ham muốn, ước mơ, hoài bão. Con người sống lay lắt, trông chờ vào lòng thương hại của người khác. Không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó. Tạo hóa đã không công bằng với họ nhưng không có nghĩa là lấy tất cả của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng hoàng, tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận. Vâng, chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiếp thêm ý chí và nghị lực. Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những người thua thiệt. Hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.

Những tấm gương vượt lên số phận, thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bài trưước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng, cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến sự có mặt của họ trên thế gian này. Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn đang từng ngày, từng phút, từng giây góp mặt cho đời. Sự đóng góp của họ thật đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình.

Thật buồn khi trong chúng ta, những học sinh, sinh viên đuợc tạo hóa ban tặng, ưu ái nhiều điều, vậy mà, một số họ lại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ. Xem nhẹ việc học tập, trau dồi đạo đức, nhân cách làm người, họ lao vào ăn chơi hưởng thụ tỏ ra rất tự hào khi thấy mình sành điệu . Được khuyên nhủ, nhắc nhở, họ lại cuời nhạo vào những tấm gương cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn. Thật đáng tiếc!

Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “ Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng “. Trên vạn dặm, hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta.

Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập hay

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người sống trong hạnh phúc, sung sướng và thành đạt nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sống trong khổ đau và tủi phận. Khi sinh ra, họ sớm bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều phía, có thể là do bẩm sinh, do tai nạn, do bệnh tật hoặc rủi ro... Nói chung, sự khiếm khuyết đó luôn đem đến cho họ một nỗi đau buồn triền miên, sự xa lánh mọi người hoặc sự mặc cảm sâu sắc. Thể xác hị tuy không bằng người nhưng tâm hồn của họ vẫn rất trong sáng, lành mạnh. Họ tự khẳng định mình là những con người "tàn mà không phế". Nghị lực sống và ý nghĩa cuộc đời của họ luôn là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta.

Một trong số những con người đã bứt ra khỏi sự tuyệt vọng đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một người cần cù và có lòng quyết tâm vượt lên số phận. Thầy đã vươn lên bằng nghị lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh tay sau một lần bị ốm, nỗi đau thể xác không ghê gớm bằng nỗi khổ về tinh thần. Sự thiếu cảm thông của những người xung quanh và cảm giác mặc cảm buồn luôn đè nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên tươi trẻ. Cuộc sống lúc đó luôn là sự né tránh của mọi người, kể cả với người thân. Thầy đã bỏ học và suốt ngày chỉ ru rú trong nhà, quyết không chịu ra ngoài. Một hôm, cô giáo trường làng đến tận nhà gặp gỡ, trò chuyện và khuyên bảo. Cô cho rằng con người ngoài hình thức còn một thứ quan trọng hơn, đó là đời sống tâm hồn, là trí tuệ. Cô động viên cậu bé Kí rất nhiều. Cô không đồng ý với lối sống chỉ cho riêng mình của Kí bấy nay. Theo cô, làm người quan trọng là sống có ích cho mọi người. Suy ngẫm trước sau, thầy Kí hiểu ra nhiều điều mới mẻ. Thầy nhận thức được cuộc sống khép kín của mình không chỉ làm đau khổ cho một mình thầy mà còn làm cho nỗi đau của người thân nhân lên gấp bội phần. Hơn ai hết thầy thấm thía sâu sắc ý nghĩa cuộc sống của những người như mình là tàn tật về thể xác không sợ bằng tật nguyền về tâm hồn. Từ đó, con người thầy như được hồi sinh,lòng quyết tâm vươn lên để sống cởi mở và học tập như mọi người được hình thành trong lòng con người khuyết tật này trở nên thật mãnh liệt. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân là cả một sự vất vả, ở đó có sự khổ luyện sẽ bội phần khó khăn. Vậy mà thầy đã vượt qua tất cả để trở thành một người trò giỏi hồi phổ thông, một sinh viên gương mẫu trong giảng đường của trường đại học Tổng Hợp và sau này ra đời đã là người thầy giáo mẫu mực cho bao thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được như người thanh niên giàu nghị lực đó, nghĩa là đủ khả năng đứng lên sau một nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương của thầy khiến những người lành lặn như chúng ta thấy cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, anh Bạch Đình Vinh cũng là một con người mà chúng ta hết lòng khâm phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường Đại học : giao thông vận tải, thương mại và Khoa công nghệ thông tin- Đại học Bách Khoa Hà Nội. Câu chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi. Ngày 14 tháng 3 năm 1993 ấy, một tai nạn khủng khiếp bất ngờ ập xuống đầu khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc se máy đâm sầm vào đằng sau, hất tung a xuống đường khiến anh ngất đi và hôn mê sâu nhiều ngày. Khi tỉnh dậy, sức khỏe giảm sút nhiều, toàn thân bại liệt, bị chấn thương mạnh nội tạng, khuôn mặt biến dạng mất cả tiếng nói. Tất cả tưởng chừng như chấm hết với người thanh niên này! Vậy mà ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng với sự động viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, đặc biệt là người bố, đã đưa anh từng bước trở lại với cuộc sống. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó những con người muốn tự mình làm ra chính số phận chính mình này đã phải trả giá bằng biết bao nước mắt, đau khổ, xót xa thậm chí có cả sự tuyệt vọng và máu nữa. Ngày tháng trôi đi, chàng thanh niên ít may mắn đó đã chiến thắng. Nụ cười trở về với anh sau bao đêm gian khổ vật lộn với đau thương để làm chủ được mình. Đặc biệt sự, hòa nhập kì diệu nhất là ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn, tay khoèo vào mà anh đã đi học trở lại và tấm bằng cử nhân Thương mại, kỹ sư giao thông, kỹ sư Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội đã thuộc về anh trong ngày trao bằng tốt nghiệp. Việc này ngay những người bình thường như chúng ta không phải ai cũng làm được, vậy mà chàng trai tật nguyền Bạch Đình Vinh đã thành công. Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân mà còn là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Biết khâm phục một con người đã dũng cảm vượt lên số phận cay đắng của mình cũng có nghĩa là chúng ta hoàn thiện chính bản thân mình.

Hiện nay, hạnh phúc tình yêu cũng theo nghị lực và niềm tin cuộc sống đến cùng với anh. Một người con gái bé nhỏ, chân thành của xứ Huế đã đem lòng yêu mến và cảm phục anh. Cô đã tự nguyện xa gia đình, xa nơi chôn nhau cắt rốn để gắn bó với anh trọn đời!

Mọi người chúng ta vẫn không quên chị Nhữ Thị Khoa, cô gái khuyết tật ngồi xe lăn, bán bánh mì ở Lò Đúc và Trần Xuân Soạn. Người con gái nông thôn gầy gò, bé nhỏ đã tự mình ra thành phố để kiếm sống vì không muốn nhờ vả và sống dựa vào bất cứ ai, kể cả người thân của mình. Ở nơi đất khách quê người, không thân thích mà cô tự nuôi được mình, tự lo được cuộc sống riêng tư quả là không dễ gì. Một ngày nào đó cô đã đến với thể thao như một cơ duyên hay như một sự tất yếu của những con người không chịu đầu hàng số phận. Và lại một điều kỳ diệu nữa đã xảy ra, mà chỉ có ở những người tràn đầy nghị lực như cô. Cô và những người bạn của mình đã đem về cho đất nước những tấm Huy chương vàng của Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á. Vinh quang mà họ giành được đã tôn vinh sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam ta trên trường quốc tế.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

TĐKT - Dù có hoàn cảnh kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng Đặng Thị Ngọc Ánh và Lưu Thị Vân, những cô bé học trò nghèo của vùng quê Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mạnh mẽ, quyết tâm, cố gắng mỗi ngày cho ngày mai tươi sáng hơn. Bằng nỗ lực không ngừng, các em vẫn tự tin vươn lên, đạt thành tích tốt trong học tập.

Quyết tâm theo đuổi ước mơ con chữ

Khi vừa lên 7 tuổi, cô bé Lưu Thị Vân, học sinh trường Tiểu học Triệu Đề, xã Triệu Đề đã phải đối mặt với căn bệnh ung thư xương quái ác. Ở độ tuổi lên 9, cơ thể yếu ớt ấy đã phải trải qua 4 - 5 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, cuối cùng bị cắt bỏ đi một bên chân vì khối u phát triển quá nhanh. Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập.

Vân là chị cả trong một gia đình có 3 chị em. Em trai 7 tuổi của Vân bị bệnh bại não từ nhỏ. Gia đình em thuộc diện hộ cận nghèo, thu nhập thấp nên điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Bố đi làm phụ hồ để nuôi sống gia đình, 2 - 3 tháng mới về thăm nhà một lần, thu nhập bấp bênh. Con cái bệnh tật, mẹ em phải nghỉ làm ở nhà để chăm sóc con.

Tiền làm ra bao nhiêu cũng không đủ để trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho các em. Số tiền vay mượn để chữa bệnh cho Vân và cậu em trai đã lên tới vài trăm triệu đồng, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ em không bỏ cuộc, vẫn quyết tâm cho em đi học và chữa bệnh cho em.

Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập

Thầy giáo Nguyễn Hắc Hải, Hiệu trưởng trường Tiểu học Triệu Đề cho biết: Hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Vân luôn chứng tỏ là một học sinh có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập. Mặc dù không thể tự di chuyển, đi lại, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà, Vân vẫn khát khao tới lớp. Hàng ngày, em nhờ mẹ đưa tới trường, sau đó cô giáo chủ nhiệm sẽ cõng em lên tận lớp học.

Cô giáo Bùi Thị Xuân Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4, trường Tiểu học Triệu Đề kể lại: “Cứ được ra viện hôm trước là hôm sau bạn Vân lại xin mẹ đưa tới lớp để học. Trên lớp, bạn chăm chỉ học và nghe cô giảng bài. Tới giờ ra chơi, Vân ở lại lớp xem các bài tập, những bài nào khó, không hiểu thì nhờ các bạn hoặc cô giáo chỉ bảo thêm. Chính vì vậy, kết quả học tập của bạn rất tốt, tất cả các môn thi đều đạt điểm 9 và điểm 10, chữ bạn viết rất đẹp. Năm học 2018 - 2019, Vân đạt học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và là một trong những học sinh đứng đầu của khối lớp 3.”

“Ở Vân có ý chí, nghị lực rất đáng khâm phục. Khi cơn đau đến bất chợt trong giờ học, bạn chỉ nhăn nhó. Có những buổi đang học, thấy Vân đau quá, tôi phải gọi gia đình tới đón. Nhìn trang vở bạn đang viết dở dang mà xót xa…” - cô Hương xúc động.

Với Vân, mỗi ngày tới trường là một ngày vui, là ngày khiến em quên hết những khối u đang di căn, những đau đớn trên cơ thể bé nhỏ, để tự tin hòa nhập cùng chúng bạn. Được cắp sách đến trường, được tiếp nhận những bài học ý nghĩa là cách để em chiến thắng bệnh tật.

Với Đặng Thị Ngọc Ánh, trường THCS Đồng Ích, xã Đồng Ích, học tập không chỉ là con đường để em từng bước chạm tới ước mơ mà thông qua đó, em có thể đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ.

Bố mất sớm vì tai nạn khi em mới 17 tháng tuổi, một mình mẹ Ánh tần tảo nuôi em và anh trai ăn học. Năm nay, Ánh lên lớp 7, còn anh trai học lớp 9. Cuộc sống của ba mẹ con dựa vào 2 sào ruộng, ít gà nuôi ngoài chuồng và số tiền ít ỏi 600 nghìn đồng trợ cấp khó khăn. Mẹ của Ánh đau ốm thường xuyên, chị được chẩn đoán suy tim.

Cuộc sống gia đình vắng bóng người chồng, người cha không hề dễ dàng đối với  mẹ con em. Mặc dù đã học lớp 7 nhưng Ánh vẫn rất bé nhỏ, em chỉ nặng có 23 kg.

Khó khăn là vậy nhưng trong căn nhà nhỏ của ba mẹ con lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và niềm lạc quan. Không phụ tấm lòng của mẹ, Ánh và anh trai luôn nỗ lực học tập, rèn luyện. Cả hai đều là học sinh gương mẫu, có học lực khá, giỏi.

Đặc biệt, Ngọc Ánh được thầy cô đánh giá rất cao về năng lực học tập. Năm học vừa qua, em đạt giải ba học sinh giỏi cấp huyện môn Toán.

Sau giờ học, Ánh thường nhờ cô giáo chỉ bảo thêm về bài tập trên lớp

Cô Đặng Thị Hạnh, Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A1, trường THCS Đồng Ích nhận xét: “Ánh luôn có tinh thần học tập tốt, là một trong những học sinh trong đội tuyển toán của trường. Trong lớp, Ánh luôn hòa đồng với các bạn, rất năng động, có ý thức trách nhiệm cao, được thầy cô, bạn bè tin tưởng, yêu quý.”

Do điều kiện gia đình khó khăn, không có tiền đi học thêm, Ánh tự học ở nhà. Trước mỗi buổi học, em đều chuẩn bị bài chu đáo, tự tìm tòi, nghiên cứu các cách giải tốt nhất.

Không chỉ học giỏi, Ánh còn luôn giúp mẹ việc nhà như cho gà, lợn ăn, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Những buổi chiều được nghỉ học, em còn phụ giúp mẹ chăn bò. Công việc ở nhà khá bận rộn nhưng Ánh vẫn tranh thủ thời gian mọi lúc mọi nơi để ôn bài và làm bài tập về nhà.

Thương mẹ bao nhiêu, em càng cố gắng học tập bấy nhiêu. Em nói em ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mẹ. Đôi mắt Ánh ngời sáng lên mỗi khi em nhắc tới ước mơ giản dị ấy.