Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em 12/6 năm nay có chủ đề “Đừng để trẻ em làm việc trên đồng ruộng, hãy để trẻ em nuôi dưỡng ước mơ.”

Hỗ trợ lao động tìm việc, khởi nghiệp

Để hỗ trợ lao động tìm việc làm, ông Vũ Quang Thành cho biết tháng 11 tới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) tiếp tục tổ chức phiên giao dịch việc làm dành cho lao động trở về từ nước ngoài.

“Hiện rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang rất cần lao động có tay nghề. Trong khi người lao động trở về từ nước ngoài đôi khi còn thiếu những thông tin về thị trường lao động. Để tránh bị lừa đảo, người lao động có thể tìm đến các trung tâm dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố để được hỗ trợ, kết nối với các doanh nghiệp uy tín. Các phiên giao dịch việc làm chính là cầu nối giữa người lao động với các doanh nghiệp”, ông Thành nói.

Trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều thay đổi, ông Nguyễn Xuân Lanh kiến nghị nhà nước cần tăng tỷ lệ lao động đi nước ngoài có trình độ, kỹ năng đã qua đào tạo. Trong định hướng này, nên chọn ngành nghề chiến lược mà chúng ta đang cần phát triển ngành nghề mũi nhọn để có thể khai thác nguồn lực sau khi về nước.

“Chúng ta cần tuyển chọn những thanh niên, sinh viên mới ra trường có khát vọng và ý chí, giúp họ có thời gian trải nghiệm tay nghề, học hỏi kỹ thuật, học cách quản lý hiệu quả, học ngoại ngữ, rèn kỹ năng tác phong công nghiệp… Họ chính là nguồn lực có đủ điều kiện để khởi nghiệp trong tương lai”, ông Lanh nói.

Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), chủ trương hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động sau khi về nước đã có, song chưa hiệu quả, cũng chưa có chế tài ràng buộc các cấp ngành phải làm. Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đang phối hợp với JICA thực hiện dự án hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho thực tập sinh kỹ năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự án cung cấp cho người lao động trở về cơ hội tiếp cận các công việc còn trống và thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp.

UNICEF hoạt động để giải quyết vấn đề lao động trẻ em thông qua cách tiếp cận hệ thống, tập trung chính vào công tác phòng ngừa. Mục tiêu của 'phương pháp tiếp cận hệ thống' là tạo dựng một môi trường sống mà trẻ em gái và trẻ em trai không bị bạo lực và bóc lột.

Nỗ lực của chúng tôi nhằm phát triển và củng cố hệ thống bảo vệ trẻ em thông qua bồi dưỡng năng lực và thúc đẩy nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ xã hội, tăng cường công tác điều phối, cải thiện hoạt động quản lý trường hợp và cơ chế chuyển tuyến giữa các ban ngành, hỗ trợ kịp thời cho trẻ em tham gia lao động và trẻ em có nguy cơ tham gia lao động.

Chúng tôi cũng tập trung vào việc tăng cường các sáng kiến ​​về kỹ năng làm cha mẹ và giáo dục cộng đồng nhằm giải quyết các chuẩn mực xã hội có hại khiến trẻ em tiếp tục lao động, đồng thời hợp tác với chính quyền địa phương và trung ương để ngăn chặn bạo lực, bóc lột và xâm hại trẻ em.

Mục tiêu của 'phương pháp tiếp cận hệ thống' là tạo dựng một môi trường sống mà trẻ em gái và trẻ em trai không bị bạo lực và bóc lột.

Khối tư nhân ngày càng có vai trò lớn hơn trong hoạt động bảo vệ trẻ em và cải thiện cuộc sống của các em. UNICEF vận động  khối tư nhân chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc ngăn ngừa và giải quyết vấn đề lao động trẻ em bằng cách nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ về quyền trẻ em và kinh doanh , tập trung vào phòng ngừa lao động trẻ em và khắc phục, tạo việc làm bền vững, bảo vệ người lao động trẻ tuổi và phát triển kỹ năng cho trẻ em trai và trẻ em gái.

Chúng tôi cũng đặt mục tiêu đảm bảo trẻ em đưa trẻ em tham gia lao động được quay trở lại trường học một cách an toàn. UNICEF hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng và cung cấp các dịch vụ xã hội toàn diện để đảm bảo trẻ em và gia đình được bảo vệ.