Hiện nay, pháp luật không có quy định định nghĩa rõ ràng thế nào là hàng nhập lậu. Thông thường, mọi người vẫn thường hiểu rằng hàng nhập là là hàng hóa nhập khẩu thuộc trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Hàng nhập lậu có giống hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc không?
Một vài tiêu chí phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc cụ thể như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc
- Hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa thì được gọi là hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc
- Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật để xác định hàng hóa có xuất xứ rõ ràng không.
Dựa vào những quy định trên có thể thấy rằng hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chưa chắc đã là hàng nhập lậu bởi hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc có thể là những mặt hàng được sản xuất trong nước.
Hàng nhập lậu là những mặt hàng nhập khẩu vào thị trường trong nước trái pháp luật.
Thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc?
Đối với quy định về hàng hóa không rõ nguồn gốc thì tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm hàng hóa không rõ nguồn gốc cụ thể như sau:
Theo đó, hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Nhập lậu hàng hóa sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hàng nhập lậu cụ thể như sau:
(1) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
(2) Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Lưu ý: Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Theo đó, khi thực hiện hành vi nhập hàng lậu có thể bị xử phạt lên tới 100.000.000 đồng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Tuy vậy, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng nếu Việt Nam vận dụng linh hoạt các biện pháp hài hòa cán cân thương mại. Quan trọng nữa, DN cần minh bạch nguồn gốc nguyên liệu đầu vào sản phẩm khi xuất sang thị trường này.
Những chính sách kinh tế Mỹ sẽ thay đổi ra sao?
Nhìn nhận về những chính sách kinh tế Mỹ có thể thay đổi trong thời gian tới, TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: những cam kết của ông Donald Trump là rất mạnh và có thể thay đổi, thậm chí đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền hiện tại. Thuế nhập khẩu sẽ được đẩy lên rất cao, từ 10 - 20% cho hầu hết hàng hóa các nước, thậm chí lên tới 60% khiến hàng hóa vào Mỹ rất khó.
Còn thuế đối với DN và người dân Mỹ sẽ được kéo giảm xuống rất nhiều, với mục đích bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ, khuyến khích sản xuất trong nước, giảm phụ thuộc hàng hóa nước ngoài, tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập.
Trong nhiệm kỳ trước, ông Donald Trump đã áp thuế 10% và 25% tương ứng lên nhôm và thép nhập khẩu từ Canada và EU. Ông Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, áp thuế nhập khẩu lên tới 25% đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa.
Một điểm đáng chú ý là ông Donald Trump có xu hướng muốn tác động lên chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) như đã từng làm trong nhiệm kỳ 1 theo xu hướng không muốn USD quá mạnh, hay quá yếu, qua đó hỗ trợ cho xuất khẩu. Ông Trump muốn có quyền đưa ra quan điểm về chính sách tiền tệ, thay vì sự độc lập hoàn toàn của Fed.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Công ty ACP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam CSI Lưu Chí Kháng cho rằng, cũng không cần bi quan, thậm chí có thể còn tích cực khi ông Donald Trump lên nắm quyền Tổng thống Mỹ.
Bởi trước đó, ông đã hứa sẽ ban hành chế độ thương mại bảo hộ, áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu và mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu ông thắng cử. Dù có thể bị áp thuế 10 - 20%, song vẫn còn thấp hơn mức thuế cam kết 60% lên nền kinh tế số 2 thế giới.
Một số DN có thể hưởng lợi từ thị phần xuất khẩu sang Mỹ, trong đó nổi bật là ngành gỗ, thủy sản và dệt may. Riêng dệt may cũng hưởng lợi nhưng sẽ có sự cạnh tranh của các DN khác, trong đó có DN Trung Quốc muốn sang kinh doanh tại Việt Nam.
Đồng quan điểm, Giám đốc Môi giới Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt Lê Quang Trí cho rằng, một số nhóm ngành được kỳ vọng hưởng lợi nếu ông Donald Trump đắc cử như thủy sản, gỗ nội thất, dệt may… Dự báo ông chủ mới của Nhà Trắng có thể đẩy mạnh chính sách bảo hộ và đánh thuế cao hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến các công ty Mỹ có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, cá tra và tôm của Việt Nam có thể thay thế sản phẩm từ Trung Quốc tại Mỹ, tạo điều kiện tăng trưởng xuất khẩu.
Sản phẩm gỗ Việt Nam có tiềm năng thay thế hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ khi nước này áp thuế cao lên các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc.
Tương tự, các sản phẩm dệt may Việt Nam có cơ hội thay thế hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ, nhờ chính sách hạn chế công nghệ Trung Quốc của Mỹ.
“Những ngành này có thể hưởng lợi từ chính sách bảo hộ và ưu tiên sản xuất nội địa của ông Donald Trump, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, USD không quá mạnh dưới thời ông Donald Trump được xem là yếu tố giúp các nước bớt áp lực về tỷ giá, qua đó thực hiện các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế” - ông Lê Quang Trí nhận định.
Hướng tới hài hòa cán cân thương mại
Phân tích về tình hình xuất khẩu sang Mỹ, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, từ đầu năm đến nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản… sang thị trường Mỹ có sự tăng trưởng cao cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của thị trường này.
Đơn cử, trong nhóm các thị trường hàng đầu của thủy sản Việt Nam 9 tháng qua, Mỹ có tín hiệu tốt nhất khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 551 triệu USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Hay như xuất khẩu gỗ cũng cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng, trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ vào Mỹ đạt 5,9 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là thị trường quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong 10 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường xuất khẩu có tăng trưởng của Việt Nam trong 10 tháng qua. Cán cân thương mại với Mỹ duy trì xuất siêu khi đạt 86,1 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam luôn coi quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư và tài chính với Mỹ là động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Việt Nam đang thặng dư thương mại với Mỹ, do đó cần thúc đẩy cân bằng thương mại giữa hai nước bằng biện pháp tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam, tránh xuất khẩu những mặt hàng quá ồ ạt.
Tham tán thương mại - Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng phân tích: Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp để triển khai hiệu quả kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững giữa Việt Nam và Mỹ. Các ngành hàng truyền thống như: dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, nông nghiệp... phục vụ nhu cầu tiêu dùng vẫn giữ nhịp tăng trưởng ổn định, các ngành hàng khác cũng tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Mỹ; đồng thời lưu ý khả năng các vụ kiện có thể xảy ra.
“Với chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sắp tới, việc bảo hộ hàng sản xuất tại thị trường Mỹ sẽ gia tăng. Các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được thiếp lập và các vụ kiện phòng vệ thương mại có thể sẽ nhiều hơn. Do vậy, DN trong nước cần phải có phương án chủ động sớm; hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này cần minh bạch nguồn gốc, xuất xứ ở nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là việc tự chủ nguyên liệu và hướng đến xuất khẩu bền vững” - ông Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị.
Để nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên lưu ý, các DN khi xuất khẩu sang Mỹ cần xác định rõ chiến lược sản phẩm, đối tác, kênh phân phối; tìm hiểu kỹ các quy định, rào cản xuất khẩu, khả năng liên quan tới các vụ việc phòng vệ thương mại; đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, không ảnh hưởng tới môi trường hay sử dụng lao động cưỡng bức; đồng thời từng bước nghiên cứu nâng cấp cơ sở sản xuất, nhà máy theo các tiêu chuẩn “sản xuất xanh".
Bên cạnh đó, các DN cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, kết nối với các cơ quan liên quan, tạo uy tín và gây dựng niềm tin với khách hàng Mỹ. Để phát triển thị trường, ngoài việc hợp tác với các nhà nhập khẩu, kênh phân phối lớn, DN cũng cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa khách hàng và tích cực tìm kiếm các thị trường ngách để giảm thiểu rủi ro.
Mỹ là thị trường có quy mô nhập khẩu lớn nhất thế giới. Việt Nam tuy nằm trong top các thị trường xuất khẩu lớn vào Mỹ, nhưng mới chiếm khoảng 3% tổng mức nhập khẩu của nước này, nên dư địa xuất khẩu sang Mỹ còn rất lớn. Đặc biệt, quan hệ giữa hai nước đã được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2023 nên sẽ tạo thuận lợi cho thương mại hai chiều.
Tham tán thương mại - Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng