Tình trạng nhầm lẫn ngành Y tá với Điều dưỡng khá phổ biến. Trường hợp này không chỉ xảy ra với các em sinh viên mà còn có cả những người đã và đang làm trong lĩnh vực Y khoa. Bài viết này, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng về Y tá cùng những thông tin quan trọng xoay quanh công việc này.

Nhu cầu nhân lực y tá điều dưỡng chất lượng cao

Hiện nhân lực y tá điều dưỡng vẫn luôn trong tình trạng cung chưa đáp ứng đủ cầu. Tỷ lệ điều dưỡng ở Việt Nam hiện mới đang chỉ đạt 2 người/1 bác sĩ – một con số rất thấp so với yêu cầu chiếm 70% lực lượng ngành Y tế.

Hiện y tá điều dưỡng được chào đón tại mọi cơ sở y tế với trạm y tế, bệnh viện công các tuyến, bệnh viện tư nhân, bệnh viện đa khoa quốc tế. Nhu cầu lớn này mở ra cơ hội việc làm, cơ hội được cống hiến cho các bạn trẻ có niềm đam mê với việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người.

Các bệnh viện lớn tuyển sinh y tá điều dưỡng không phân biệt cấp bậc học. Dù là bạn học hệ đại học hay cao đẳng, chỉ cần có bằng cấp đạt chuẩn, kiến thức sâu và tay nghề vững thì bạn luôn được đón chào tạo những cơ sở y tế nổi tiếng bậc nhất như Vinmec, Thu Cúc, Hồng Ngọc,… với mức thu nhập hấp dẫn.

Bên cạnh hệ thống bệnh viện, người Y tá điều dưỡng có thể đảm nhiệm công việc chăm sóc người bệnh, người cao tuổi, người khuyết tật tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, Viện dưỡng lão. Ngoài ra, các cử nhân cũng có thể lựa chọn làm việc tại một số nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng với vai trò y tá tại một số bệnh viện tư và viện dưỡng lão với thu nhập cao.

Học Y tá – Điều dưỡng có dễ xin việc không?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay cả nước có 1.400 bệnh viện công lập, hơn 300 bệnh viện ngoài công lập có hệ thống Điều dưỡng trưởng và Điều dưỡng quản lý và chăm sóc. Lực lượng này chiếm tới 70% đội ngũ làm công tác khám – chữa bệnh nhưng lại đang khan hiếm.

Tỷ lệ Điều dưỡng của Việt Nam chỉ đạt 16.5/10.000 dân, thấp hơn nhiều so với mức trung bình khu vực và trên thế giới. Các chuyên gia tính toán trong khoảng 5 năm tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà trong nhân dân tăng lên khoảng 38.1%. Nhân lực ngành Y tế Việt Nam thời gian tới cần bổ sung gấp 55.000 bác sĩ và 83.000 điều dưỡng.

Để giải quyết vấn đề, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đạt 25 điều dưỡng/vạn dân vào năm 2025 và 33 điều dưỡng/vạn dân đến năm 2030. Nhu cầu bổ sung nhân sự được đẩy mạnh kéo theo công tác đào tạo thế hệ Điều dưỡng kế cận tăng cao. Đây là thời cơ lý tưởng để sinh viên nắm bắt, tích lũy kiến thức – kinh nghiệm đón đầu tiềm năng công việc trong tương lai.

Sinh viên học tập, tích lũy kiến thức – kinh nghiệm đón đầu tiềm năng công việc trong tương lai

Nhận định về vấn đề này, TS.Trần Quang Huy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam khẳng định Điều dưỡng vẫn là ngành có nhiều cơ hội việc làm khi tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Kéo theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng không chỉ với riêng chăm sóc truyền thống bệnh cấp tính trong bệnh viện nội – ngoại – sản khoa mà với cả chăm sóc người già, chăm sóc tại nhà, chăm sóc phục hồi,…

Không chỉ trong nước, tại các quốc gia y học phát triển Điều dưỡng cũng là ngành có tiềm năng phát triển tốt. Công bố mới đây của Cục Quản lý lao động nước ngoài cho biết, năm 2024 Nhật Bản dự kiến cần khoảng 60.000 người lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Tại Hàn Quốc, Điều dưỡng viên cũng là ngành “hot” khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên ở quốc gia này ước tính tăng từ 17.4% trong năm 2022 lên 47.7% vào năm 2072. Với các bạn trẻ đây được xem là cơ hội tốt để làm công việc yêu thích với thu nhập hấp dẫn.

Như vậy, dù bạn có nhu cầu làm trong nước hay nước ngoài thì Điều dưỡng vẫn là hướng đi thông minh. Việc chọn trường học uy tín cũng là vấn đề người học cần quan tâm bởi môi trường học là yếu tố đầu tiên, quyết định trình độ chuyên môn và cơ hội việc làm cho cả chặng đường sau này của bạn.

Những phẩm chất, kỹ năng cần có của một người y tá

Những phẩm chất, kỹ năng cần có của người y tá là gì? Dưới đây là các phẩm chất, kỹ năng cần được rèn luyện:

Mức lương của ngành y tá hiện nay

Mức lương của ngành y tá được xác định theo hệ số lương của viên chức và công chức theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở y tế đã áp dụng linh động trong việc trả lương y tá dựa trên năng lực và kinh nghiệm của từng cá nhân. Dưới đây là một số thông tin về mức lương y tá:

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu sơ lược về ngành y tá là gì, các thông tin cần thiết về công việc, cơ hội việc làm, mức lương,... giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp khi lựa chọn ngành nghề tương lai. Trong tương lai gần, ngành y tá hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Với sự gia tăng về dân số và sự phát triển của ngành y tế, nhu cầu về y tá sẽ không ngừng tăng cao. Ngoài ra, công nghệ y tế ngày càng tiên tiến cũng mở ra những khả năng mới cho ngành này. Trở thành một y tá không chỉ mang lại công việc ý nghĩa mà còn đem lại cơ hội phát triển cá nhân và đóng góp vào sự chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Hãy lựa chọn ngành y tá, và trở thành một nhân viên y tế chuyên nghiệp trong tương lai.

Ngành Y tá có mặt ở Việt Nam từ khi có cụm từ “bác sĩ” và đến nay ngày càng thể hiện rõ vai trò trong việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến những sĩ tử mùa thi mới này hệ thống thông tin về ngành Y tá: Các hạng mục công việc và triển vọng phát triển trong nghề.

Ngành Y tá tại Việt Nam được tuyển sinh đào tạo những khóa đầu tiên từ nửa đầu thế kỷ 20, với những lứa sinh viên tốt nghiệp phục vụ trực tiếp cho kháng chiến.

Người Y tá thuở sơ khai đảm nhiệm công việc “phụ giúp” bác sĩ tại các bệnh viện, chăm sóc thuốc men cho cán bộ chiến sĩ và người dân khi đau ốm.

Thuận lợi và khó khăn khi trở thành y tá

Những thuận lợi, khó khăn khi trở thành y tá là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẽ các khó khăn, cơ hội cũng như lợi ích của ngành y tá trong ngành y tế hiện nay.

Để trở thành một y tá, bạn cần học gì và thi khối nào? Hiện nay, nhiều trường đại học tuyển sinh ngành y tế trong khối B Toán - Hóa - Sinh. Lý do cho việc này là sĩ tử ôn luyện khối B sẽ có kiến thức căn bản về hóa học, phục vụ cho việc nhận biết các dược liệu và bào chế dược phẩm thông qua các phản ứng hóa học.

Bên cạnh đó, sĩ tử cũng thuộc sở hữu nhiều kiến thức sinh học về cấu trúc cơ thể người, vi khuẩn và virus, giúp sinh viên dễ dàng theo kịp tốc độ giảng dạy tại trường đại học. Thực tế, một số cơ sở giáo dục cũng chọn khối A để tuyển sinh viên y, vì sinh viên khối A đã có kiến thức hóa học nền tảng và tư duy logic được rèn luyện thông qua môn toán.

Trong quá trình lựa chọn trường học và nghề nghiệp phù hợp, rất nhiều sĩ tử đặt câu hỏi: Muốn trở thành một y tá, chúng ta cần học ngành gì và thi khối nào? Các ngành trong lĩnh vực y tế đều yêu cầu trình độ chuyên môn cao và tay nghề vững vàng, do đó thời gian đào tạo cần thiết thường kéo dài hơn so với các ngành khác. Thông thường, đối với trình độ đại học, mức thời gian đào tạo là từ 6 đến 7 năm. Nếu bạn muốn theo đuổi trình độ cao hơn, như tiến sĩ hoặc thạc sĩ, thì thời gian đào tạo sẽ kéo dài thêm. Tuy nhiên, để đạt được trình độ cử nhân y tế cộng đồng, bạn chỉ cần tham gia chương trình đào tạo kéo dài 4 năm tại các trường đại học y trên toàn quốc.

Trường học đào tạo chuyên ngành y tá hiện nay: