Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Cơ khí luôn là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì, ra trường làm gì?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ câu hỏi:“Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?”.

Mã ngành Đại học Bách khoa TP.HCM 2019

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Đại học Bách khoa TP.HCM năm 2019 cần điền đúng mã trường là QSB và nếu đăng ký học ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử thì cần điền đúng mã ngành là 208 (nguồn ảnh: hcmut.edu.vn).

Học ngành Kỹ thuật Cơ khí ra trường làm gì?

Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…

Thường xuyên tham gia các CLB học thuật giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc thành lập CLB Cơ khí trẻ, CLB Robot; phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Cty National Instruments, cty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, cty CP công nghệ Meetech, cty TNHH Cơ điện tử Hiệp Phát,... Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ khí tương lai bắt tay ngay vào công tác chuyên môn và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, lắp đặt – lập trình, ứng dụng - làm chủ công nghệ Cơ khí theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới. Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí không, ngành Kỹ thuật Cơ khí xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật Cơ khí khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật Cơ khí và trở thành một kỹ sư Cơ khí thành công trong tương lai.

Ngành Y khoa hiện nay đang là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm, ngưỡng mộ không chỉ đối với các bạn trẻ mà còn với các bậc phụ huynh. Bởi sứ mệnh cứu người, đây là một trong những ngành có điểm xét tuyển khá cao hằng năm. Vậy ngành Y khoa thì học ở đâu, thi những tổ hợp môn gì hay có những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

1.    Giới thiệu chung về ngành Y khoa

Ngành Y khoa (Mã ngành: 7720101) hay còn gọi là ngành Y đa khoa, là ngành học đào tạo những bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Sinh viên tốt nghiệp là những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.

2.    Các trường đào tạo ngành Y khoa

Hiện nay, trên cả nước ta có rất nhiều cơ sở đào tạo khối ngành này nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho các thí sinh được lựa chọn trường phù hợp với mình. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Y đa khoa:

•    Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương •    Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội •    Đại học Y Hà Nội •    Đại học Y Dược Thái Bình •    Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên •    Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội •    Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam •    Đại học Y Dược Hải Phòng

•    Đại học Y Dược - Đại học Huế •    Đại học Phan Châu Trinh •    Đại học Dân lập Duy Tân •    Đại học Y khoa Vinh •    Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng •    Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng •    Đại học Tây Nguyên •    Đại học Buôn Ma Thuột

•    Đại học Trà Vinh •    Khoa Y - Đại học Quốc gia TP. HCM •    Đại học Y Dược TP. HCM •    Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch •    Đại học Nguyễn Tất Thành •    Đại học Y Dược Cần Thơ •    Đại học Nam Cần Thơ •    Đại học Tân Tạo •    Đại học Võ Trường Toản •    Đại học Quốc tế Hồng Bàng

3.    Các khối xét tuyển ngành Y khoa

•    B00: Toán – Hóa – Sinh •    A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn •    D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh •    D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh

4.    Chương trình đào tạo ngành Y khoa

Di truyền học- Sinh học phân tử

Các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2

Thực tập Điều dưỡng (Skill lab + Bệnh viện)

Dinh dưỡng - Vệ sinh AT thực phẩm

Phương pháp nghiên cứu Khoa học

SK môi trường và SK nghề nghiệp

Dịch tễ học và Dịch tễ ứng dụng

Tổ chức và quản lý y tế - y tế quốc gia

Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng

5.    Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Học ngành Y khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các vị trí như:

•    Làm tại Bộ y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương; •    Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật; •    Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế; •    Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường; •    Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương; •    Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; •    Tham gia vào công tác cứu chữa người bệnh, tham khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện; •    Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; •    Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh; •    Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng trong các trung tâm phục hồi kỹ năng; •    Mở phòng khám đa khoa riêng; •    Giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y khoa.

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Y khoa. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Hiện nay từ đầu tháng 4 cho đến hết ngày 20/4 là khoảng thời gian để thí sinh trên cả nước ghi phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 và đăng ký xét tuyển Đại học Cao đẳng Trung cấp (xem hướng dẫn ghi phiếu ở đây). Trong đó Đại học Bách khoa TP.HCM đang là một trong những trường được thí sinh quan tâm.

Thực tế việc ghi đúng chuẩn thông tin trong phiếu đăng ký ngay từ đầu vẫn rất cần thiết, tránh sai sót không đáng có cần phải sửa đổi. Ví dụ thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Đại học Bách khoa TP.HCM cần điền đúng mã trường là QSB và nếu đăng ký học ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử thì cần điền đúng mã ngành là 208.

Trên Cổng thông tin thituyensinh.vn các thí sinh có thể tìm hiểu thông tin khá tường tận về các trường Đại học và có thể tra cứu nhanh để tránh nhầm lẫn mã trường, mã ngành, tên ngành..., chúng ta có thể học cách tra cứu ở đây.