Mỹ là nước có lượng Việt Kiều và kiều hối lớn nhất về Việt Nam nhưng tính trung bình mỗi người Việt tại Đức lại gửi nhiều tiền về Việt Nam hàng năm nhất. Nhật Bản tuy có lượng người Việt đang sinh sống lớn thứ 2 nhưng lượng kiều hối trung bình lại xếp gần cuối bảng, chỉ hơn Trung Quốc.

Trình độ tiếng Anh của thế hệ trẻ đang bị suy giảm ở một số nơi

Theo đánh giá của EF Education First, trình độ tiếng Anh trung bình ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á giảm nhẹ, do trình độ tiếng Anh giảm dần ở Ấn Độ và chững lại ở Thái Lan.

Trong khi đó, khả năng sử dụng tiếng Anh của người trưởng thành đã giảm sút ở khu vực Đông Á trong vòng 4 năm qua, và ở Nhật Bản kéo dài suốt một thập kỷ. Sự suy giảm này tăng tốc trong năm nay với cả Nhật Bản và Trung Quốc.

Tổ chức này cũng đánh giá trình độ tiếng Anh của thế hệ trẻ đang bị suy giảm ở một số nơi, trong đó ở một số quốc gia lớn, nhóm tuổi trẻ nhất (18-20 tuổi) đang có sự suy giảm về khả năng sử dụng tiếng Anh. Nhưng ở hầu hết các nơi, khả năng sử dụng tiếng Anh của giới trẻ đã ổn định, hoặc nếu có sự suy giảm, thì lý do đến từ sự gián đoạn của hệ thống giáo dục trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Khoảng cách giới tính vẫn tiếp tục tăng. Cũng theo EF Education First, trong suốt thập kỷ qua trên toàn cầu, trình độ tiếng Anh của nam giới đã được cải thiện, trong khi ở phụ nữ lại giảm nhẹ.

Theo Niên giám thống kê 2022, do Tổng cục Thống kê vừa phát hành, chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng nhẹ. Điều gây ngạc nhiên là thông tin về những vị khách nước ngoài có mức chi tiêu bình quân nhiều nhất.

Việt Nam chính thức mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022, tạo điều kiện để khách quốc tế tăng trưởng trở lại. Năm 2022, cả nước đón và phục vụ gần 3,7 triệu lượt khách quốc tế, gấp 23,3 lần so với năm trước, nhưng chỉ bằng khoảng 20% của năm 2019 (thời điểm chưa có dịch Covid).

Đặc biệt, những du khách chi tiêu mạnh tay nhất khi đi du lịch Việt Nam không phải đến từ các quốc gia châu Âu, Mỹ hay Úc, mà là du khách đến từ Philippines. Khách đến từ quốc gia ASEAN này đã tăng gấp đôi chi phí khi du lịch tại Việt Nam, từ mức 1.124,7 USD (năm 2017) lên mức 2.257,8 USD (năm 2019).

Chi tiêu trung bình của khách quốc tế khi đến Việt Nam (Ảnh: Niên giám thống kê 2022)

Tiếp đến là du khách đến từ Bỉ với 1.995,3 USD, Hoa Kỳ 1.709,7 USD, Úc 1.146,5 USD, Đan Mạch 1.383,5 USD, Na Uy 1.346,2 USD, Hà Lan 1.317,5 USD, Canada 1.315,5 USD, Anh 1.212,7 USD, Đức 1.283,2 USD.

Đây là top 10 thị trường khách quốc tế chi tiêu nhiều nhất khi đi du lịch tại Việt Nam.

Chi tiêu ít nhất khi đến Việt Nam du lịch, theo Niên giám thống kê 2022, là du khách Lào với mức chi bình quân chỉ 343,5 USD/người, sau đó là Campuchia với 734,9 USD, Indonesia 804,9 USD, Hàn Quốc 838,4 USD.

Tính chung, số liệu của Tổng Cục thống kê cho thấy, chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng nhẹ từ mức 1.141,5 USD năm 2017 lên 1.151,7 USD năm 2019.

Trong số đó, tiền thuê phòng chiếm nhiều nhất với hơn 30% (347,2 USD), nhưng vẫn chưa về mức 360,3 USD của năm 2017 (31,6%).

Tiếp đến là ăn uống, chiếm 21,9% (251,9 USD), đi lại tại Việt Nam 16% (184,6 USD), thăm quan 9% (103,2 USD) và mua sắm hàng hóa 142,7 USD (12,4%).

Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 650.000 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, ngành du lịch đã đón được gần 5,6 triệu lượt, đạt 70% kế hoạch đề ra. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Hàn Quốc 1,6 triệu lượt khách. Thị trường khách Trung Quốc mới hồi phục 22,4% do mới mở lại tour khách đoàn đến Việt Nam từ 15/3/2023.

Việt Nam thông thạo tiếng Anh hơn 54 quốc gia

Theo đó, Việt Nam đạt 505/800 điểm, xếp thứ 58 trên tổng số 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với năm 2021 Việt Nam xếp thứ 66/112 và năm 2022 xếp thứ 60/111, thì sau 2 năm, mức độ thông thạo tiếng Anh của người Việt đã tăng 8 bậc, nhưng vẫn tiếp tục nằm trong nhóm 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có mức độ thông thạo tiếng Anh trung bình trên thế giới.

Trong số 12 thành phố được đánh giá thì Hà Nội có mức độ thành thạo tiếng Anh cao nhất với 538 điểm, TP.HCM đứng thứ 2 với 519 điểm. Hải Phòng và Nha Trang cùng đạt 516 điểm. Về độ tuổi, nhóm tuổi 26-30 sử dụng tiếng Anh tốt nhất cả nước, về giới tính, chỉ số thạo tiếng Anh của nam giới Việt Nam là 513, trong khi nữ giới là 498.

Đứng số 1 thế giới là Hà Lan giữ với 647 điểm. Singapore, Áo, Đan Mạch, Na Uy lần lượt xếp vị trí 2, 3, 4, 5. Theo xếp hạng này, châu Âu vẫn là châu lục có mức độ thông thạo tiếng Anh cao nhất thế giới, chỉ 2/34 nước và vùng lãnh thổ nằm trong vào nhóm có năng lực tiếng Anh thấp.

Tại khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ 7 trên tổng số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với 631 điểm, Singapore tiếp tục dẫn đầu châu Á đồng thời xếp thứ 2 toàn thế giới. Đây cũng là quốc gia duy nhất ở châu Á có chỉ số thông thạo tiếng Anh ở mức rất cao. Ở mức cao còn có Philippines, Malaysia và Hồng Kông (Trung Quốc).

Ở Đông Nam Á có Indonesia (473), Myanmar (450) được xếp vào mức độ thông thạo thấp còn Campuchia (421) và Thái Lan (416) nằm trong mức độ rất thấp.

Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục có chỉ số thông thạo tiếng Anh ở mức thấp với lần lượt 464 và 457 điểm.

Như vậy với 113 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, thì người Việt thông thạo tiếng Anh hơn công dân của 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Mexico, Myanmar, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Algeria, Bờ Biển Ngà...

Việt Nam nằm trong nhóm 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có mức độ thông thạo tiếng Anh trung bình trên thế giới