Oh Hyun Chul 16 tuổi là đứa con ngoan, bởi mỗi sáng cậu tỉnh dậy lúc 6 giờ và có mặt ở trường lúc 7h20'. Phải đến 1h30' sáng hôm sau, Oh mới trở về nhà, sau vài lớp học thêm.
Hàng chục nghìn giáo viên Hàn Quốc đình công, tham gia biểu tình
Bất chấp lời cảnh báo của Chính phủ sẽ kỷ luật, với băng rôn ghi khẩu hiệu "1 ngày nghỉ làm giáo viên", hàng chục nghìn giáo viên Hàn Quốc đã không đến trường và tham gia các cuộc biểu tình được tổ chức khắp đất nước này.
Cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc đã đánh dấu một khoảnh khắc lịch sử về ngành Giáo dục của quốc gia này. Bởi đây là lần đầu tiên giáo viên Hàn Quốc tự tập hợp lại và cùng nhau đình công mà không có sự phối hợp với các nhóm người làm chính trị có định hướng giáo dục.
Cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc đã khiến một số trường học tạm thời đóng cửa vì nhiều nhà giáo dục đồng loạt xin nghỉ phép.
Cụ thể, trên toàn đất nước Hàn Quốc có 32 trường học đóng cửa trong ngày hôm nay, trong đó thủ đô Seoul là nơi có nhiều trường học đóng cửa nhất (11 trường). Thành phố Sejong - trung tâm hành chính của Hàn Quốc có 8 trường, thành phố Ulsan - thành phố đô thị lớn thứ bảy của Hàn Quốc có 1 trường và các thành phố khác như Gwangju và Nam Chungcheong cũng đóng cửa do thiếu nhân viên.
Trước tình trạng giáo viên Hàn Quốc đình công, nhiều phụ huynh lo lắng vì con mình không được đến trường. Vậy nên Văn phòng Giáo dục Seoul đã cử gần 900 nhân viên ngành Giáo dục đến hỗ trợ các trường học tiếp tục mở cửa hoạt động. Bên cạnh đó, một số phụ huynh cũng tình nguyện có mặt tại trường để trợ giúp trước số lượng nhiều giáo viên viết đơn xin nghỉ phép để tham gia đình công.
Tại Trường Tiểu học Seoi ở Seocho-gu, Seoul, từ sáng sớm, hàng trăm giáo viên đương nhiệm, giáo viên đã nghỉ hưu và những người ủng hộ cuộc biểu tình đã tập trung lại để tưởng nhớ người giáo viên quá cố - người đã phải vật lộn với khối lượng công việc quá lớn và những lời phàn nàn khắc nghiệt của phụ huynh.
Một giáo viên đã nghỉ hưu họ Kim ở độ tuổi 60, chia sẻ rằng: "Tôi từng là một giáo viên được học sinh kính trọng và phụ huynh yêu mến. Nhưng bối cảnh giáo dục đã thay đổi một cách chóng mặt, nhiều giáo viên bị chà đạp. Những gì tôi có thể làm với tư cách là một người lớn tuổi là đứng về phía giáo viên bằng cách tham gia buổi lễ tưởng niệm và cuộc biểu tình".
Tự nhận mình là nạn nhân của những lời phàn nàn quá mức từ phụ huynh, một giáo viên tiểu học ở thủ đô Seoul với 7 năm kinh nghiệm cho biết cô đến buổi lễ tưởng niệm hôm nay vì sự ra đi của người đồng nghiệp trẻ tuổi đã để lại ấn tượng sâu sắc trong cô.
"Bộ Giáo dục có vẻ miễn cưỡng trong việc bảo vệ giáo viên khỏi việc bị phụ huynh buộc tội lạm dụng trẻ em. Nếu không được bảo vệ quyền lợi, giáo viên Hàn Quốc sẽ tiếp tục phải đối mặt với các mối đe dọa từ các cáo buộc lạm dụng trẻ em trong suốt sự nghiệp của mình", giáo viên tiểu học nói trong nước mắt.
Một phụ huynh có con học lớp 4 cũng đã xin nghỉ làm một ngày để tưởng nhớ giáo viên quá cố. "Thật đau lòng khi chứng kiến một sự việc như vậy xảy ra trong cộng đồng trường học. Tôi muốn nói rằng, không phải tất cả phụ huynh và học sinh đều thô lỗ. Đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể và tôi thực sự hy vọng giáo viên sẽ được đảm bảo những quyền lợi tốt hơn", cô bộc bạch.
Lý do giáo viên Hàn Quốc tổ chức biểu tình
Buổi lễ tưởng niệm là một phần của cuộc biểu tình kéo dài cả ngày. Ngoài ra, các giáo viên Hàn Quốc cũng chuẩn bị biểu tình nhằm yêu cầu Quốc hội nước này sửa đổi quy định pháp luật về tội lạm dụng trẻ em.
Các giáo viên Hàn Quốc mong muốn được cho phép sẽ kỷ luật đối với những học sinh vi phạm nội quy lớp học và được miễn trừ khỏi các cáo buộc lạm dụng quyền trẻ em. Bởi lẽ, khi bị buộc tội lạm dụng trẻ em, giáo viên Hàn Quốc sẽ bị sa thải. Họ chỉ được phép quay lại nghề giảng dạy cho đến khi cáo buộc này bị xóa bỏ.
Để giải quyết vấn đề này, trước đó Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các chính sách mới để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của giáo viên như: cho phép giáo viên mời học sinh quậy phá ra khỏi lớp học, tịch thu điện thoại của học sinh và đồng thời yêu cầu phụ huynh muốn gặp giáo viên phải đặt lịch hẹn từ trước.
Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi về chính sách đang diễn ra, các giáo viên Hàn Quốc vẫn bất bình và tổ chức biểu tình bởi vào cuối tuần qua đã có thêm 2 giáo viên tự tử ở Goyang, tỉnh Kyunggi và Gunsan, tỉnh Bắc Jeolla.
Các giáo viên tin rằng, những người đồng nghiệp của mình đã qua đời là do bị căng thẳng quá mức trước sự xúc phạm của phụ huynh học sinh.
Trước cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chỉ thị cho các trợ lý của mình phải đảm bảo quyền lợi của giáo viên và làm ổn định trở lại lĩnh vực giáo dục.
Lee Do-woon - người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc đã nói: "Phải tiếp thu các ý kiến của giáo viên và cố gắng hết sức để bảo đảm quyền lợi của họ không bị xâm phạm".
Cầm biểu ngữ ghi "Một ngày tạm dừng giáo dục công lập", hàng chục nghìn giáo viên đã tham gia các cuộc biểu tình được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Hàn Quốc hôm 4.9, bỏ lớp và nghỉ dạy bất chấp cảnh báo của chính phủ rằng họ có thể bị kỷ luật, theo báo The Korea Herald.
Làn sóng biểu tình đã bùng phát sau khi một giáo viên tiểu học 23 tuổi ở Seoul tự tử vào tháng 7, nhưng các cuộc tuần hành thường diễn ra vào cuối tuần. Hôm 4.9 là lần đầu tiên phong trào biểu tình diễn ra trong ngày đến trường của học sinh.
Giáo viên biểu tình ở Seoul ngày 4.9
Cuộc biểu tình mới nhất cũng đánh dấu một khoảnh khắc lịch sử ở Hàn Quốc, vì đây là lần đầu tiên các giáo viên không có bất kỳ liên kết nào với các nhóm giáo dục có định hướng chính trị lại cùng nhau tham gia một hành động tập thể.
Một số trường học tạm đã phải thời đóng cửa vì nhiều giáo viên đồng loạt xin nghỉ phép. Tổng cộng 37 trường học trên toàn quốc, trong đó Seoul chiếm số lượng nhiều nhất với 11 trường, đã đóng cửa trong ngày 4.9.
Từ sáng sớm 4.9, hàng trăm giáo viên đang giảng dạy cũng như đã nghỉ hưu cũng như những người ủng hộ họ đã tập trung tại Trường Tiểu học Seoi ở Seoul để tưởng nhớ cô giáo quá cố. Trước khi tự tử, cô được cho là đã chịu nhiều áp lực vì khối lượng công việc quá lớn và phụ huynh thường xuyên phàn nàn chê bai.
Một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức dành cho tang quyến vào lúc 15 giờ tại trường, với sự tham gia của Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju-ho, hạ nghị sĩ Yun Jae-ok của đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền, các đồng nghiệp và lãnh đạo các công đoàn giáo viên lớn.
"Tôi sẽ dành thời gian suy xét lại để xem mình có bỏ qua tiếng nói của giáo viên yêu cầu bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn hay không", Bộ trưởng Lee phát biểu tại buổi lễ, đồng thời cam kết rằng ông sẽ xem xét kỹ lưỡng bức tranh giáo dục tổng thể.
Sau lễ tưởng niệm, các giáo viên đã kéo đến quốc hội để yêu cầu sửa đổi Luật về Tội lạm dụng trẻ em. Khoảng 10.000 đến 20.000 người được cho là đã tham gia cuộc biểu tình.
Các giáo viên cũng kêu gọi sửa đổi điều khoản trong Luật Phúc lợi Trẻ em sao cho giáo viên có thể kỷ luật học sinh ngỗ nghịch mà không phải lo sợ bị phụ huynh dễ dàng khiếu nại là lạm dụng trẻ em. Khi một giáo viên bị cáo buộc lạm dụng trẻ em, giáo viên này không thể đứng lớp giảng dạy cho đến khi cáo buộc được xóa bỏ.
Chính phủ đã ban hành các chính sách mới về trường học để đảm bảo giáo viên có thể "đuổi" học sinh quậy phá ra khỏi lớp và tịch thu điện thoại của học sinh, đồng thời yêu cầu phụ huynh sắp xếp công việc để đến trường nói chuyện với giáo viên.
Theo các nhà quan sát, bất chấp những thay đổi chính sách đang diễn ra, các giáo viên vẫn liên tục lên tiếng sau khi đã dồn nén tức giận trong suốt thời gian dài. Ngoài sự ra đi của cô giáo trẻ nói trên, hai giáo viên khác cũng đã tự tử vào cuối tuần qua.
Trước làn sóng biểu tình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm 4.9 đã yêu cầu các quan chức "làm mọi cách để đảm bảo quyền lợi của giáo viên" và "bình thường hóa lĩnh vực giáo dục".
Một nhóm sinh viên Harvard hôm thứ Ba (14 tháng 5) cho biết họ sẽ chấm dứt cuộc biểu tình ủng hộ Palestine sau khi trường đại học đồng ý thảo luận với những người biểu tình. Theo Reuters, Harvard cho biết trường đã đồng ý tổ chức một “cuộc thảo luận liên quan đến các câu hỏi của sinh viên liên quan đến nguồn tài trợ cho Israel” và đề cập đến những tuyên bố trước đây của giới lãnh đạo Harvard từ chối lời kêu gọi thoái vốn khỏi các công ty liên kết với Israel. Harvard Out of Occupied Palestine (HOOP) đã thông báo trong một bài đăng trên Instagram rằng họ sẽ dỡ bỏ khu trại biểu tình đã kéo dài ba tuần, nhưng tuyên bố sẽ “tập hợp lại và thực hiện cuộc đấu tranh lâu dài này bằng các biện pháp khác.” Việc cắm trại biểu tình tại một trong những trường đại học danh tiếng nhất đất nước đã chia rẽ cộng đồng trong khuôn viên trường, với một số cựu sinh viên giàu có lên án các cuộc biểu tình là chống Do Thái và phản đối “các giá trị phương Tây” trong khi những người khác ký thư ủng hộ người biểu tình. Các trường đại học khác trên toàn quốc Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình tương tự. Một số trường đã gọi cảnh sát chống bạo động đến khuôn viên trường, trong khi những trường khác cho phép các cuộc biểu tình diễn ra mà không cần can thiệp. Bên cạnh đó, Harvard đã đồng ý bắt đầu quá trình ân xá cho ít nhất 22 sinh viên bị đình chỉ và xúc tiến trường hợp của hơn 60 sinh viên phải đối mặt với cáo buộc hành chính vì tham gia biểu tình.