Khám phá về hệ ngôn ngữ nước Mỹ thì không thể bỏ qua yếu tố nhân khẩu học tại đất nước này. Bởi người đến từ nước nào đông thì sẽ nói tiếng đó nhiều.

Ngôn ngữ nào có nhiều người Mỹ nói nhất sau tiếng Anh?

Vì đất nước Mỹ có rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng thông dụng. Nên cũng không ít người thắc mắc đứng sau tiếng Anh thì người Mỹ nói tiếng gì phổ biến thứ 2?

Xếp hạng về độ phổ biến ngôn ngữ sau tiếng Anh, không gì khác ngoài tiếng Tây Ban Nha. Tại nước Mỹ đã có tới 37.58 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha. Nguyên nhân được nghiên cứu cho hay:

Thứ nhất do số dân nhập cư người Tây Ban Nha đến Mỹ rất lớn. Và hầu hết đều tập trung tại các thành phố lớn như Los Angeles, New York, Miami và Chicago.

Thứ hai, tiếng Tây Ban Nha hiện nay đang được nhiều người học hỏi. Bởi đây được biết đến là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trên thế giới, sau tiếng Anh. Đây vốn dĩ là một thứ ngôn ngữ đẹp, dễ học, dễ nói nên được nhiều người sử dụng.

Thứ ba, Tây Ban Nha là thứ ngôn ngữ có khả năng phát triển kinh tế, mở rộng kinh doanh.

Lý do tiếng Tây Ban Nha trở thành hệ ngôn ngữ phổ biến thứ 2 tại Mỹ

Chính vì vậy, mà số người nói tiếng Tây Ban Nha tại Mỹ không những không sụt giảm mà còn tăng lên nhiều. Đặc biệt ở một số vùng như Puerto Rico hay New Mexico thuộc Mỹ. Thì mức độ phổ biến của tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha là gần như nhau.

Vậy sau tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, thì tại Mỹ còn có những ngôn ngữ nào? Cùng theo dõi top 6 ngôn ngữ được xếp phổ biến tại đất nước giàu mạnh này:

Tiếng Trung Quốc được xếp vào thứ ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba tại Mỹ. Người sử dụng tiếng Trung Quốc tại đây khoảng 2.88 triệu người. Và họ chủ yếu ở các thành phố lớn của Mỹ như New York, Los Angeles hay San Francisco.

Xếp thứ tư chính là một thứ ngôn ngữ khiến nhiều người bất ngờ. Đó chính là tiếng Tagalog, là ngôn ngữ của người Philippines. Tại Mỹ đã có hơn 1.59 triệu người nói tiếng Tagalog. Đặc biệt là ngôn ngữ này tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua ở Mỹ. Nó được sử dụng chủ yếu ở Los Angeles, San Francisco, New York và San Diego.

Thứ năm trong hệ thống ngôn ngữ phổ biến tại Mỹ chính là tiếng Việt của chúng ta. Đây cũng hẳn là sự bất ngờ khi người Việt đã tăng lên tới 510% kể từ 1980 ở nước Mỹ. Và đây chính là lý do khiến ngoại ngữ có sự thay đổi lớn nhất ở Mỹ.

Hiện này đã có gần 1.42 triệu người nói tiếng Việt tại đất nước này. Và họ tập trung sinh sống nhiều ở Los Angeles, San Jose, Houston, Dallas và giữa các thành phố khác trên đất nước Mỹ.

Xếp thứ sáu là tiếng Pháp, một thứ tiếng quyến rũ của nhân loại. Có tới hơn 1,3 triệu người nói tiếng Pháp. Và họ chủ yếu sống tại New York, Washington DC, Boston và Miami.

Ngoài ra còn một số ngôn ngữ cũng phổ biến không kém tại Mỹ như tiếng Đức hay tiếng Hàn. Bên cạnh đó tiếng Ả Rập, Nga và Italy cũng góp mặt trong top 10 ngôn ngữ dùng tại Mỹ nhiều nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngôn ngữ trên đất nước Mỹ. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời chuẩn xác cho mình: Người Mỹ nói tiếng gì? Xem thêm các bài viết hữu ích tại Dulichmy.vn nhé!

Số người ở Mỹ nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh tại gia đã tăng gấp ba lần từ năm 1980 đến năm 2019, theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ. Gần 68 triệu người sống ở Hoa Kỳ, tức cứ 5 người thì có khoảng 1 người, nói ngôn ngữ thứ hai ở nhà. Con số đó hồi năm 1980 là 23 triệu.

Bà Dina Arid, một bà mẹ ba con ở California, người lớn lên cũng nói tiếng Ả Rập ở nhà, cho biết: “Điều này phản ánh những gì mà nước Mỹ được biết đến, đó là một hiệp chúng quốc.” “Cũng tốt là không chỉ có tiếng Anh. Ở đây có nhiều người nhập cư quá mà.”

Trong số năm ngôn ngữ thứ nhì được nói nhiều nhất ở Mỹ có tiếng Ả Rập. Bà Arid, người chủ yếu nói tiếng Anh với các con của mình, đang cố gắng dạy chúng một chút tiếng Ả Rập.

“Thành thật mà nói, khi lớn lên, tôi có những người anh em họ không được học tiếng Ả Rập như tôi và họ luôn, không phải là giận dỗi ba mẹ họ, mà là muốn ba mẹ họ nói chuyện với họ bằng tiếng Ả Rập nhiều hơn để họ có được ngôn ngữ đó,” bà nói.

Tiếng Tây Ban Nha cho đến nay là ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, với hơn 41 triệu người, tức gấp 12 lần so với các ngôn ngữ thứ hai phổ biến khác, nói tiếng Tây Ban Nha ở nhà. Người gốc châu Mỹ Latin là nhóm thiểu số lớn nhất ở Hoa Kỳ. Hơn một nửa (55%) người nói tiếng Tây Ban Nha sinh ra ở Hoa Kỳ.

Các ngôn ngữ khác trong top 5 là tiếng Hoa, tiếng Tagalog và tiếng Việt.

“Cha mẹ tôi cũng nói tiếng Anh ở nhà nhưng họ thực sự cố gắng gìn giữ [tiếng Việt], chẳng hạn như tôi sẽ nói tiếng Anh ở trường vào ban ngày và ban đêm tôi sẽ chỉ nói tiếng Việt để tôi có thể giữ ngôn ngữ và nâng cao trình độ của mình chứ không phải đánh mất nó,” cô Jenny Nguyễn, một sinh viên nha khoa Virginia, có cha mẹ di cư từ Việt Nam, nói. “Khi tôi còn trẻ, tôi không hiểu tầm quan trọng của nó, nhưng tôi nghĩ bây giờ tôi rất vui vì mình có thể nói và viết ở mức độ thành thạo như vậy.”

Cô đã có thể sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ của mình khi đến Việt Nam để khám răng miễn phí cho các cộng đồng nghèo khó. Nhiều đồng nghiệp của cô cũng là người Mỹ gốc Việt.

“Họ không thể thực sự giao tiếp với bệnh nhân vì họ không có trình độ cơ bản để có thể nói và hiểu,” cô Nguyễn nói. “Tôi là một trong số rất ít tình nguyện viên trẻ tuổi có thể nói chuyện với bệnh nhân và diễn giải cho họ hiểu những gì đang diễn ra.”

Theo Cục điều tra dân số, những người nói tiếng Hoa, tiếng Việt, tiếng Tagalog và tiếng Ả Rập có nhiều khả năng nhập quốc tịch Hoa Kỳ hơn là không được nhập quốc tịch.

Anh Raymond John “R.J.” Mosuela, một nhà tuyển dụng chăm sóc sức khỏe ở Virginia có cha mẹ đến từ Philippines, không nói được tiếng mẹ đẻ, nhưng nói rằng anh hiểu khi nói chuyện.

Anh Mosuela nói: “Tagalog, phương ngữ chính của Philippines, được nói trong nhà nhưng nó cũng trộn lẫn với tiếng Anh.” “Tôi là con út trong ba anh em. Hai anh trai của tôi sinh ra ở Philippines. Bố mẹ tôi đều sinh ra ở Philippines và khi họ đến đây, họ sinh ra tôi… mẹ tôi nói chuyện với tôi bằng tiếng Tagalog và tôi sẽ đáp lại bằng tiếng Anh.”

Việc truyền lại văn hóa bản địa của cha mẹ cho con cái là điều quan trọng đối với anh Mosuela.

“Khi tôi kết hôn và có con, có thể không dạy ngôn ngữ nhưng ít nhất cũng giống như việc bảo tồn ẩm thực và truyền thống văn hóa của chúng tôi,” anh nói.

Cô Cathy Erway, một nhà văn chuyên viết về ẩm thực ở New York, đang sử dụng một ứng dụng ngôn ngữ để thử và trở nên thông thạo hơn trong tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ mẹ đẻ của cô.

Cô Erway nói: “Điều buồn cười là bố tôi, một người Mỹ da trắng, cũng nói được tiếng Hoa. “Và vì vậy bố mẹ tôi sẽ nói chuyện bằng tiếng Trung Hoa với nhau khi họ không muốn bọn trẻ, tôi và anh trai tôi, nghe thấy những gì họ đang nói. Vì vậy, họ coi nó như ngôn ngữ bí mật.”

Trong khi ngày càng có nhiều người nói ngôn ngữ thứ hai ở nhà, Cục Điều tra Dân số báo cáo rằng số người chỉ nói tiếng Anh ở nhà cũng tăng, khoảng 25%, từ 187 triệu vào năm 1980 lên thành 241 triệu vào năm 2019.

Vì sao không có tiếng Mỹ trong hệ thống ngôn ngữ?

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì người nói tiếng Anh đầu tiên định cư trên đất Mỹ cách đây đã hơn 400 năm. Kể từ đó, kết hợp tiếng Anh cùng hệ thống ngôn ngữ bản địa tạo ra tiếng Anh Mỹ, hay còn gọi là tiếng Mỹ.

Thế nhưng, cũng theo các nghiên cứu về ngôn ngữ học thì ngôn ngữ chính không phải là tiếng Mỹ. Thậm chí trong hệ thống ngôn ngữ cũng không có tiếng Mỹ.

Chính xác ra là không có tiếng Mỹ mà chỉ có tiếng Anh được nói theo kiểu Mỹ. Nguyên do là từ đâu lại không có tiếng Mỹ, không dùng tiếng Mỹ?

Vì sao không có tiếng Mỹ trong hệ thống ngôn ngữ tại Mỹ?

Trước đây 400 năm, đất nước Mỹ xa xôi bên bờ kia đại dương được phám phá ra với biết bao điều thú vị. Trong đó có một đất nước trù phú với tương lai rạng ngời.

Chính vì vậy những cuộc chinh phục và thấu tóm vùng đất mới này đã diễn ra. Và Anh nắm trong tay thuộc địa Mỹ.

Từ những cuộc đảo chính lịch sử, chính trị như thế. Đã tạo nên một đất nước với các nhóm người từ mọi nơi trên thế giới kéo đến.

Mỗi người nhập cư mang đến cho nước Mỹ một thứ ngôn ngữ vùng miền khác nhau. Từ đó nước Mỹ là hỗn tạp ngôn ngữ, đa dạng ngôn ngữ.

Nhưng người Mỹ lại cảm thấy tự do ngôn ngữ là quyền tự do chính trị chính đáng. Hơn nữa, New York, thành phố phát triển nhất nước Mỹ cùng các thành phố khác đã duy trì tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.

Theo một lý do nữa để lập luận cho câu hỏi vì sao người Mỹ không tạo ra tiếng Mỹ mà chỉ dùng tiếng Anh Mỹ. Đó chính là tiếng Anh là ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Do đó dùng tiếng Anh lại đồng nhất được ngôn ngữ giữa dân cư Mỹ với nhau.