Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Alfred Whitehead nhận xét rằng "triết học phương tây thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Plato". Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính. Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại. Những đại diện tiêu biểu nhất của nền triết học này là Socrates, Plato, Aristotle và Epicurus.

Vấn đề đạo đức và chính trị:

Về đạo đức, Xôcrát cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi hiểu biết mới trở thành có đạo đức. Đứng trên lập trường duy tâm chống lại thái độ hoài nghi của phái ngụy biện, Xôcrát đã đối lập niềm tin về sự tồn tại của một đạo đức duy nhất cần thiết, có tính chất bắt buộc đối với tất cả mọi người với thuyết tương đối về đạo đức của phái ngụy biện. “Hiện tượng Xôcrát” gắn với định hướng chính trị của ông. Ông có thái độ miệt thị nên dân chủ. Sự miệt thị ấy của Xôcrát không phải vì ông là người phản dân chủ mà đó là sự phê phán để tạo nên bản chất nền dân chủ. Ý đồ chính trị của Xôcrát là muốn duy lý hóa nhà nước, muốn những người điều hành công việc quốc gia phải có tri thức, phải có hiểu biết. Nhưng chẳng lẽ chính thể dân chủ không hướng đến điều đó.

Đêmôcrát nhà triết học duy vật xuất phát từ bản chất con người để định nghĩa về đạo đức. Ông cho rằng sự hài lòng và không hài lòng là động lực của mọi hành vi. Cảm giác dễ chịu là tiêu chuẩn của điều tốt, ngược lại, cảm giác khó chịu gây nên sự đau khổ là tiêu chuẩn của điều xấu.

Vì thế, con người tìm những cảm giác dễ chịu và tránh cảm giác khó chịu, cũng có nghĩa là con người vượt tới điều thiên và tránh điều ác. Ông cho rằng nếu không giữ điều độ thì cái dễ chịu nhất cũng trở thành cái khó chịu nhất. Đêmôcrát cho rằng sự hoàn thiện đạo đức là có thể có được nhưng phải dưới sự chỉ đạo của lý trí. Lý trí hướng con người vào mục tiêu đúng đắn. Do vậy phải thường xuyên trau dồi lý trí và tiếp thu những vấn đề quy luật của tự nhiên, quy luật hành động của con người. Ông cho rằng con người hành động không đúng là do không hiểu được cái đúng. Cho nên, theo ông, xét cho cùng vấn đề trau dồi đạo đức là vấn đề làm sao cho con người đạt được những tri thức cần thiết… Những cái gì là tiêu chuẩn của đúng và không đúng, của tốt và xấu? Đêmôcrít chưa trả lời được. Đây là chỗ trống sau đó chủ nghĩa duy tâm tấn công.

Ông đứng trên lập trường của phái dân chủ chủ nô, kịch liệt chống lại phải chủ nô quý tộc. Ông ca ngợi tình thân ái, tính ôn hoà, lợi ích chung và quyền lợi chung của công dân tự do. Ông giống Xôcrát ở chỗ là muốn duy lý hóa nhà nước, muốn tất cả những người điều hành nhà nước phải có tri thức, phải có sự hiểu biết. Ông ủng hộ nền dân chủ nhưng ông không hạ thấp vai trò của lý trí.

Đối lập với Đêm rít là nhà duy tâm khách quan Platôn. Ông cho rằng, bản chất đạo đức con người không phải trong bản chất con người mà là trong linh hồn vĩnh cứu, độc lập với con người cụ thể; rằng thế giới hiện thực chỉ là nguồn gốc của những sai lầm và tội ác, Tri thức đúng đắn chỉ có được thông qua sự “hồi tưởng của linh hồn về cái thế giới lý tưởng mà nó nảy sinh từ đó.”. Ông chia linh hồn làm ba bộ phận: phần khôn ngoan, phần mãnh liệt và phần khao khát. Phần thứ nhất là cơ sở của sự thông thái, phần thứ hai là cơ sở của lòng dũng cảm, phần thứ ba là cơ sở sự trân trọng hay chừng mực. Kết hợp hài hòa ba bộ phận ấy, sẽ đạt được đức hạnh, chính nghĩa và cái thiện. Ông coi thượng đế là vị quan tòa tối cao của hành vi con người, vì vậy tôn giáo phải che chở nhà nước lý tưởng để giáo dục công dân sự sùng tín tôn giáo.

Nhà nước lý tưởng của Platôn là nhà nước được xây dựng từ các tầng lớp công dân khác nhau. Sự xác định các tầng lớp căn cứ vào sự phân chia linh hồn, trước hết là các triết gia, hay đẳng cấp vàng tương ứng với phần lý trí của linh hồn, thứ hai, các chiến binh, hay đẳng cấp bạc, tương ứng với phần lý trí của linh hồn; thứ ba, những người lao động chân tay và buôn bán, hay đẳng cấp đồng, sắt, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn. Bản chất của nhà nước lý tưởng là công bằng.

Platôn muốn xây dựng một thiết chế nhà nước mới vừa đảm bảo bình đẳng xã hội, vừa cho phép bất bình đẳng về mặt hình thức trong quan hệ giữa các đẳng cấp, nhằm duy trì những thang bậc xã hội cần thiết, tránh tình trạng vô chính phủ như trong nền dân chủ. Nhà nước lý tưởng của Platôn là sự thống nhất những thực thể không bản sắc, hoàn thành những chức năng xã hội của mình không yêu cầu quyền lợi, nhu cầu cá nhân. Trong nhà nước ấy, các công việc của công dân được thực hiện theo sự phân công chung đạt tới sự hài hòa, thống nhất. Trong nhà nước lý tưởng, giáo dục được giành một vị trí xứng đáng hướng con người tới lẽ công bằng và cái thiện. Như vậy, nhà nước lý tưởng mà Platôn hình dung là một tổ chức chính trị hoàn hảo, giải quyết các nhiệm vụ sau: an ninh xã hội cho mọi thành viên và chủ quyền xứ sở; đảm bảo nhu cầu vật chất thiết yếu cho con người và xã hội; định hướng và khuyến khích sự sáng tạo khoa học. Khi các nhiệm vụ ấy được giải quyết thì con người đạt tới cái thiện, Nguyên lý cơ bản của nhà nước này là công bằng, mục tiêu của nhà nước là cái thiện tối cao, phương tiện của nó là giáo dục.

Arirtốt đã có nhiều cống hiến về đạo đức học. Ông cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất, phát triển những quyền lợi chính trị, khoa học mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức, Ông coi đạo đức học có mối liên hệ mật thiết với chính trị, Brixtốt xác định cái gì phục vụ được cho nhà nước và củng cố được trật tự đang tồn tại, cái đó là phẩm hạnh. Tự nhiên chỉ ban cho mọi người khả năng trở thành có phẩm hạnh, những khả năng ấy phải được thực hiện trong hoạt động của con người. Trong đạo đức học của Arixtốt, phạm trù chính nghĩa đứng trung tâm. Ông cho rằng con người chỉ có thể đạt được chính nghĩa trong quan hệ với người khác, cho nên trong thực hành chính nghĩa, con người tự thể hiện mình trước hết như một thực thể chính trị, xã hội. Hạnh phúc của con người là đạt tới những phẩm hạnh hoàn hảo. Phẩm hạnh chính là bản lĩnh lựa chọn những hành vi phù hợp với cái thiện.

Ông coi nghệ thuật quyền lực của nhà chính trị được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về con người, về đức hạnh công dân và đức hạnh nói chung. Khái niệm công dân hẹp hơn khái niệm con người, phẩm chất của một công dân tốt thuộc về tất cả mọi người, nhưng phẩm chất của con người tốt chưa hẳn thuộc về tất cả công dân. Vì vậy, nhà chính trị trước hết là một công dân, có đức hạnh công dân, vừa là một con người, có đức hạnh con người nói chung. Tóm lại, đó là nhân cách cao thượng. Khoa học chính trị phân tích nguồn gốc, bản chất nhà nước, các hình thức tổ chức xã hội, kiểu xã hội lý tưởng dành cho con người. Tiêu chuẩn để xây dựng hình thức nhà nước kiểu mẫu là khả năng phụng sự lợi ích chung, là đi tìm hạnh phúc cho xã hội. Còn đạo đức lại đi tìm hạnh phúc cho cá nhân. Vì thế giữa chính trị và đạo đức có mối liên hệ với nhau, tác động qua lại nhau.

Epiquya đã đem triết học giải phóng tinh thần con người và đối lập với tôn giáo. Chính ông đã cắt đứt cơ sở tôn giáo của đạo đức, Êpiquya cho rằng những yêu cầu, quyền lợi và khát vọng của con người phản ánh bản chất con người. Nhiệm vụ của đạo đức học theo ông là dạy cho con người biết lựa chọn những thích thú một cách khôn ngoan, biết thỏa mãn những mong ước tất yếu, tránh xa những mong ước vô nghĩa và phản tự nhiên.

Học thuyết của ông chống lại tôn giáo, chống lại nỗi lo sợ về cái chết. Cái sợ hãi phải lùi bước trước nhận thức, Sự anh minh giúp con người thoát ra khỏi sợ hãi, thoát khỏi những dư luận giả dối, đem lại cho chúng ta niềm tin chân lý, gợi cho con người lòng dũng cảm. Sự anh minh làm cho con người ôn hoà, đem lại cho con người công lý – ông rút ra kết luận: sự ôn hoà là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc.

Cùng với hai tiền bối là Socrates và Plato, nhà triết học Aristotle là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại, là những người đặt nền móng cho triết học phương Tây.

Cùng với hai tiền bối là Socrates và Plato, nhà triết học Aristotle là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại, là những người đặt nền móng cho triết học phương Tây.

Aristotle sinh vào khoảng năm 384 TCN ở Stagira, Hy Lạp. Năm 17 tuổi, ông theo học ở Học viện của Plato. Năm 338 TCN, ông bắt đầu dạy học cho Alexander Đại đế. Năm 335 TCN, Aristotle thành lập trường của riêng mình, Lyceum, ở Athens, nơi ông đã dành phần lớn thời gian còn lại của cuộc đời để học tập, giảng dạy và viết.

Aristotle qua đời năm 322 TCN sau khi rời Athens và chạy trốn đến Chalcis.

Stagira – nơi Aristotle sinh ra - là một thị trấn nhỏ nằm ở bờ biển phía bắc của Hy Lạp. Cha ông, Nicomachus, là bác sĩ riêng của nhà vua Macedonia – Amyntas II. Mặc dù cha ông qua đời khi ông còn nhỏ, nhưng Aristotle vẫn rất gắn bó và chịu ảnh hưởng bởi vương quốc Macedonia suốt phần đời còn lại của mình. Ít có thông tin nói về mẹ ông – bà Phaestis – người cũng được cho là cũng qua đời khi Aristotle còn nhỏ.

Sau khi cha qua đời, Proxenus tới từ thành Atarneus kết hôn với chị gái ông, và trở thành người giám hộ cho tới khi ông trưởng thành.

Năm 17 tuổi, Proxenus gửi Aristotle tới Athens để theo đuổi sự nghiệp học hành.

Vào thời điểm đó, Athens được coi là trung tâm học thuật của vũ trụ. Ở Athens, Aristotle vào học Học viện của Plato – cơ sở học thuật hàng đầu của Hy Lạp, và trở thành một học trò ưu tú của Plato.

Aristotle gắn bó với Plato và ngôi trường suốt 2 thập kỷ. Plato qua đời vào năm 347 TCN. Vì bất đồng với một số lý luận triết học của thầy nên Aristotle không phải là người kế thừa ngôi trường này như nhiều người dự đoán.

Sau khi Plato qua đời, bạn Aristotle là nhà vua Atarneus đã mời ông tới cung điện.

Trong chuyến thăm 3 ngày ở Mysia, Aristotle đã gặp gỡ và cưới người vợ đầu là Pythias – cháu gái của Hermias. Họ có với nhau một người con gái, được đặt theo tên mẹ là Pythias.

Năm 338 TCN, Aristotle tới Macedonia để bắt đầu dạy cho con trai của Vua Phillip II lúc đó 13 tuổi và sau này trở thành Alexander Đại Đế. Cả vua Phillip và Alexander đều rất tôn trọng Aristotle và luôn đảm bảo rằng cung điện Macedonia đền đáp một cách hào phóng cho công việc của ông.

Năm 335 TCN, sau khi Alexander kế vị cha mình và chinh phục thành Athens, Aristotle trở về thành phố. Ở Athens, ngôi trường của Plato - lúc này đang được điều hành bởi Xenocrates – vẫn có những ảnh hưởng đối với tư tưởng của Hy Lạp. Với sự cho phép của Alexander, Aristotle bắt đầu thành lập ngôi trường của riêng mình ở Athens, có tên là Lyceum. Ông dành hầu hết phần còn lại cuộc đời mình cho công việc giảng dạy, nghiên cứu và viết cho tới khi học trò của ông – Alexander Đại Đế qua đời.

Aristotle nổi tiếng với thói quen đi dạo quanh sân trường trong khi dạy học, vì thế các học trò buộc phải đi theo ông.

Họ còn được gọi với cái tên là “Peripatetics”, có nghĩa là “những người đi rong”.

Các môn đệ của Lyceum nghiên cứu các lĩnh vực từ khoa học tới toán, triết học, chính trị, gần như tất cả mọi thứ. Nghệ thuật cũng là mối quan tâm của họ. Họ viết ra những phát hiện của mình trên các bản thảo. Bằng cách đó, họ đã xây dựng được một bộ sưu tập khổng lồ các tài liệu của trường – vốn được coi là một trong những thư viện lớn đầu tiên của thế giới.

Cùng năm Aristotle thành lập trường Lyceum, vợ ông qua đời.

Không lâu sau, ông có một cuộc tình lãng mạn với một phụ nữ tên là Herpyllis.

Theo một số sử gia, Herpyllis có thể là nô lệ của Aristotle, được cung điện Macedonia ban cho ông.

Họ cho rằng, cuối cùng ông cũng trả tự do và cưới bà. Bà là người đã sinh cho ông những đứa con, trong đó có một người con trai tên là Nicomachus – đươc đặt theo tên của cha ông. Người ta cho rằng Aristotle đã đặt tên tác phẩm triết học nổi tiếng của ông Nicomachean Ethics theo tên người con trai này.

Khi Alexander Đại Đế qua đời vào năm 323 TCN, chính quyền ủng hộ Macedonia bị lật đổ, và theo quan điểm chống Macedonia, Aristotle bị buộc tội bất kính vì quan hệ của ông với người học trò cũ và cung điện Macedonia. Để tránh bị hành quyết, ông đã rời Athens và chạy trốn tới Chalcis – nơi ông qua đời một năm sau đó.

Mặc dù Aristotle không phải là một nhà khoa học theo định nghĩa của ngày nay, nhưng khoa học là một trong số những lĩnh vực mà ông nghiên cứu trong thời gian dài ở Lyceum. Aristotle tin rằng kiến thức có thể đạt được thông qua việc tương tác với các vật thể vật chất.

Aristotle cũng nghiên cứu về sinh học, trong đó ông cố gắng phân loại các loài động vật thành các chi dựa trên những đặc tính tương đồng của chúng, mặc dù sự phân loại của ông có một số sai sót.

Ông cũng phân loại động vật thành các loài dựa trên điểm khác biệt là những động vật có máu đỏ và những loài còn lại. Những động vật có máu đỏ chủ yếu là động vật có xương sống, còn các loài không có máu đỏ là những loài động vật thân mềm. Mặc dù giả thuyết của ông chỉ có độ chính xác tương đối, song sự phân loại của Aristotle được coi là hệ thống chuẩn trong hàng trăm năm.

Sinh học biển cũng là một lĩnh vực hấp dẫn Aristotle. Qua giải phẫu, ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng các sinh vật biển.

Khác với phân loại sinh học, những quan sát của ông về sinh vật biển, được thể hiện trong những cuốn sách của ông, thì chính xác hơn nhiều.

Trong tác phẩm Meteorology, Aristotle cũng đắm mình trong các ngành khoa học trái đất. Ông không chỉ nghiên cứu về thời tiết. Trong Meteorology, Aristotle xác định chu kỳ nước và thảo luận về các chủ đề từ thảm họa thiên nhiên cho tới các hiện tượng chiêm tinh. Mặc dù nhiều quan điểm của ông về Trái đất vẫn còn gây tranh cãi vào thời điểm đó, song chúng lại được chấp nhận và phổ biến vào cuối thời Trung Cổ.

Một trong những trọng tâm chính của triết học Aristotle là khái niệm về logic mang tính hệ thống.

Mục tiêu của Aristotle là đưa ra một quá trình lý luận toàn cầu cho phép con người học được mọi điều về thực tế. Qúa trình ban đầu bao gồm việc mô tả các vật thể dựa trên đặc tính, trạng thái và hành động của chúng. Trong các luận thuyết triết học của mình, ông cũng thảo luận về việc con người có thể có được các thông tin về vật thể thông qua việc loại trừ và suy luận. Với Aristotle, loại trừ là một lý luận hợp lý. Thuyết loại trừ của ông là nền tảng của thứ mà các nhà triết học ngày nay gọi là phép tam đoạn luận.

Aristotle viết khoảng 200 tác phẩm, hầu hết dưới dạng ghi chú và bản thảo viết tay.

Chúng bao gồm các đoạn đối thoại, các tài liệu qua quan sát khoa học và các tác phẩm có tính hệ thống.

Học trò của ông, Theophrastus đã trông nom những tác phẩm này, sau đó chuyển chúng cho học trò Neleus – người đã cất giữ chúng trong một hầm mộ để tránh ẩm ướt cho tới khi được đưa tới Rome và được các học giả ở đó sử dụng. Trong số khoảng 200 tác phẩm của Aristotle, chỉ có 31 tác phẩm vẫn còn đang được lưu giữ. Hầu hết được viết trong thời gian Aristotle ở Lyceum.

Các tác phẩm chính của Aristotle về logic gồm có: Categories, On Interpretation, Prior Analytics và Posterior Analytics. Trong đó, ông có thảo luận về hệ thống lý luận và hệ thống phát triển các lập luận âm thanh của mình.

Aristotle cũng sáng tác một số tác phẩm nghệ thuật, trong đó có “Rhetoric”, và tác phẩm khoa học như “On the Heavens”, sau đó là “On the Soul”, trong đó ông chuyển từ thảo luận về thiên văn học sang nghiên cứu tâm lý con người. Các tác phẩm của ông về cách con người nhận thức thế giới tiếp tục là nền tảng cho nhiều nguyên lý của tâm lý học hiện đại.

Năm 322 TCN – chỉ một năm sau khi ông chạy trốn tới Chalcis, Aristotle mắc bệnh về tiêu hóa, sau đó qua đời.

Thế kỷ sau đó, các tác phẩm của ông không còn được sử dụng, nhưng lại được hồi sinh vào thế kỷ thứ nhất.

Theo thời gian, chúng trở thành nền tảng của triết học trong hơn 7 thế kỷ. Chỉ nói riêng về những ảnh hưởng tới triết học, các tác phẩm của Aristotle đã ảnh hưởng tới các tư tưởng từ thời kỳ cuối cổ đại tới thời kỳ Phục Hưng.

Ảnh hưởng của Aristotle tới tư tưởng phương Tây trong ngành khoa học xã hội nhân văn phần lớn được coi là không có người thứ hai, ngoại trừ sự đóng góp trước đó của thầy ông là Plato, và thầy của Plato là Socrates. Việc diễn giải và tranh luận về những tác phẩm triết học của Aristotle đến nay vẫn còn tiếp tục.

Socrates (470-399 TCN) là một triết gia thời Hy Lạp cổ đại và là người khởi nguồn chính cho tư tưởng phương Tây. Thông tin về cuộc đời ông ít được biết đến ngoài những ghi chép của chính những học trò, trong đó có triết gia vĩ đại Plato.

Ông cũng là người viết những tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn tới hệ tư tưởng phương Tây.