Nước ối là chất lỏng màu trong suốt xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ thì em bé nằm trong túi ối – đó là túi hình thành từ màng ối và màng đệm. Thai nhi lớn lên và phát triển trong túi ối và được bao quanh bởi nước ối.
Trắc nghiệm: Sự hiểu biết của bạn về kinh nguyệt
Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, do đó nữ giới cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.
Ngay từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ nghe được tim thai của con mình. Tuy nhiên, ở một số thai nhi, đến khoảng tuần 8 – 10 của thai kỳ, bạn mới có thể nghe được tim thai.
Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Nhịp tim thai nhi dự đoán giới tính?
Các bà mẹ thường hay rỉ tai nhau về những câu chuyện xung quanh thai kỳ rằng: nhịp tim thai nhi có thể dự đoán giới tính sớm nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu nhịp tim trên 140 nhịp đập mỗi phút thì thai nhi là một bé gái, dưới 140 nhịp đập mỗi phút thì là bé trai. Tuy nhiên, sự thật là bạn không thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai được mà bắt buộc phải qua siêu âm hình ảnh.
Việc theo dõi nhịp tim của thai nhi rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng sức khỏe của bé trong thai kỳ, nhịp tim nhanh bất thường cảnh báo tình trạng suy tim, nhịp tim chậm cảnh báo suy thai. Bởi vậy, thai phụ nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và kiểm tra nhịp tim của thai nhi; đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ để có những can thiệp xử lý kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Ngoài ra, trong giai đoạn thai phụ cần chú ý:
Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mọi thông tin chi tiết về các gói dịch vụ thai sản trọn gói, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nhịp tim bình thường của thai nhi
Trang thiết bị phục vụ siêu âm từ ngoài sẽ hỗ trợ bác sĩ đo và theo dõi nhịp tim của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể gắn một thiết bị dùng để theo dõi trực tiếp lên da đầu thai nhi, đảm bảo cho kết quả đo chỉ số nhịp tim thai chính xác nhiều hơn.
Vì thế, bác sĩ cần đo nhịp tim thai nhanh hay chậm, để nắm bắt được tất cả mọi sự thay đổi liên quan tim khi có bất trắc xảy ra. Đây chính là một biểu hiện rõ ràng nhất thông báo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, cùng những nguy cơ có thể chuẩn bị xảy đến. Từ đây, bác sĩ sẽ có biện pháp tức thời giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Theo dõi tim thai giai đoạn tam cá nguyệt 3 cùng với lúc có dấu hiệu chuyển dạ là quan trọng vô cùng để có thể đảm bảo rằng thai nhi vẫn luôn ở trong trạng thái tốt.
Một điều mà các mẹ bầu cần quan tâm khi siêu âm thai đó là nhịp tim thai đập nhanh hay chậm. Bởi nếu tim thai đập quá nhanh so với ngưỡng bình thường thì rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.
Khoảng tuần thai 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng như một quả tim bình thường. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.
Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường
Chuyên gia sản khoa nhận định, nhịp tim thai nhi đạt từ 110–160 nhịp đập mỗi phút tại giai đoạn chuyển dạ là tốt. Nhịp tim của em bé cũng thay đổi một cách tự nhiên giống như nhịp tim của bạn. Sự cử động, ngủ và các hoạt động khác có thể gây ra sự thay đổi như bình thường. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về vấn đề mà bạn lo lắng về nhịp tim của bé.
Vào quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ liên tục đo nhịp tim thai nhi nhanh
Vào quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ liên tục đo nhịp tim thai nhi nhanh. Ở đây, ta có thể hiểu, nhịp tim thai nhanh là khi nhịp tim có thể tăng lên ít nhất là 15 nhịp trong mỗi phút, thường kéo dài tối thiểu 15 giây. Tình trạng này hoàn toàn là bình thường. Nguyên nhân nhịp tim chiều hướng tăng nhanh do khi ấy thai nhi đang cần lượng đủ oxy để thở.
Nhịp tim thai nhi tăng nhanh đột ngột diễn ra nhiều lần trong các thời điểm khác nhau của giai đoạn chuyển dạ, sinh nở. Trong quá trình này, nếu có dấu hiệu bất thường của sự suy tim, nhịp tim chậm lại, hầu hết các bác sĩ thường sẽ tác động làm tim thai đập nhanh lên bằng các cách sau:
Những phương pháp này nếu giúp làm tăng nhanh được tốc độ nhịp tim thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.
Lưu ý quan trọng là nhịp tim chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.
Cùng xem để biết sự phát triển của thai nhi qua từng tuần:
Hiện tượng bất thường của nước ối
Nồng độ nước ối thấp hay còn được gọi là tình trạng thiếu ối xảy ra khi chỉ số AFI đo được dưới 5cm (chỉ số bình thường là 5-25cm) và chỉ số MVP nhỏ hơn 2cm.
Tình trạng này thường xảy ra ở những bà mẹ có tiền sử mắc một trong những bệnh lý sau:
Tình trạng thiểu ối có thể xảy ra trong bất kỳ tam cá nguyệt nào, tuy nhiên nếu xảy ra vào khoảng 6 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ dị tật bẩm sinh hay sinh non cao hơn, nghiêm trọng hơn dẫn đến sảy thai, thai chết lưu.
Còn trong trường hợp người mẹ có dự trữ nước ối thấp trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ gặp một vài rủi ro như thai nhi chậm lớn hay ngôi thai bị ngược. Do đó, phần còn lại của thai kỳ sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.
Theo đó, các bác sĩ có thể áp dụng một vài xét nghiệm để đưa ra đánh giá chính xác về mức độ ảnh hưởng của tình trạng thiểu ối cũng như có phương án điều trị kịp thời như truyền nước bổ sung dịch ối cho mẹ. Một số xét nghiệm cần thiết bao gồm:
Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định người mẹ cần phải sinh sớm, để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con. Vì thiểu ối sẽ dễ dẫn đến tình trạng mẹ bị vỡ ốm sớm dù chưa đến ngày chuyển dạ và có nguy cơ gây nhiễm trùng ối, bào thai và tử cung… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thông thường đối với các mẹ bầu bị thiếu ối nhẹ, các bác sĩ có thể khuyên nên uống nước dừa khoảng 2-3 lần mỗi tuần để giúp tăng lượng nước ối cũng như làm sạch nước ối. Bên cạnh đó, bổ sung nước tinh khiết hàng ngày cũng sẽ khắc phục được tình trạng thiếu ối ở mẹ bầu.
Tình trạng đa ối xảy khi người mẹ dư thừa quá nhiều nước ôi và chỉ số AFI đo được hơn 24cm và MVP lớn hơn 8cm. Đa ối thường xảy ra ở những trường hợp mẹ bầu mang song thai hay đa thai. Theo đó, các nguyên nhân gây đa ối ở mẹ bao gồm:
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng phổ biến khi bị đa ối như đau bụng và khó thở do tử cung mở rộng hay bụng to lên nhanh, các cơn đau tức đột ngột. Ảnh hưởng của đa ối sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như sinh non, vỡ ối sớm, nhau bong non, thai chết lưu, dị tật thai nhi, dây rốn quấn cổ hay xuất huyết sau sinh.
Chính vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay siêu âm thường xuyên để theo dõi mức độ nước ối trong tử cung. Các trường hợp đa ối nhẹ thì không cần quá lo lắng và có thể sử dụng một vài loại thuốc lợi tiểu an toàn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cần phải giảm lượng nước ối thì các bác sĩ có thể tiến hành chọc ối để rút bớt lượng nước ối cần thiết.
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng rò rỉ nước ối. Tuy nhiên, trong một số trong một số trường hợp, mẹ cũng có thể nhầm lẫn đôi chút giữa nước ối và một số loại chất lỏng khác. Bởi vì trong thời điểm này, tử cung đang đè lên bàng quang khiến nước tiểu cũng bị rò rỉ ra ngoài. Bên cạnh đó các mô âm đạo cũng có thể sản xuất thêm chất lỏng để giúp em bé dễ dàng vượt qua hơn. Vì vậy, có thể khó xác định xem chất lỏng bị rò rỉ ra ngoài là nước tiểu, nước ối hay dịch âm đạo.
Vì thế, các mẹ bầu có thể dựa vào đặc tính màu sắc và mùi để xác định chính xác đâu là nước ối, đâu là nước tiểu hay dịch âm đạo.
Nếu chất lỏng không có màu và không có mùi, đó sẽ là nước ối còn nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc đậm và có mùi, trong khi dịch âm đạo có màu trắng và hơi nhầy.
Trong trường hợp, chất lỏng bị rỉ ra có màu xanh lá cây, xanh nâu hoặc mùi hôi, điều này có thể cho thấy vi khuẩn đã xâm nhập được vào tử cung và gây nên tình trạng nhiễm trùng nước ối. Hãy liên hệ với bác sĩ để có ngay những tư vấn và can thiệp kịp thời.
Vỡ ối sớm là tình trạng màng ối vỡ trước tuần thai thứ 37. Tùy thuộc vào việc điều này này xảy ra sớm như thế nào, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người mẹ và đứa trẻ chưa sinh. Thường cứ 100 ca mang thai sẽ có khoảng 2 ca vỡ ối sớm.
Trong một số trường hợp, vỡ ối sớm cũng là dấu hiệu cho tình trạng chuyển dạ sớm và sinh non ở người mẹ. Theo đó, vỡ ối sớm sẽ được chia làm hai giai đoạn: một là vỡ ốm sớm khi chưa có hiện tượng chuyển dạ hay còn được gọi vỡ ối non; còn một là vỡ ối khi đã chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở.
Điều quan trọng nhất khi hiện tượng này xảy ra là người mẹ cần liên hệ ngay với các bác sĩ và tuyệt đối tránh đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo, vì điều này có thể dẫn đến việc nhiễm trùng.
Nước ối là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Việc theo dõi chỉ số nước ối thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế tối đa những nguy cơ xấu có thể xảy ra với em bé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Nước ối là chất lỏng màu trong suốt xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ thì em bé nằm trong túi ối – đó là túi hình thành từ màng ối và màng đệm. Thai nhi lớn lên và phát triển trong túi ối và được bao quanh bởi nước ối.
Nước ối chứa các thành phần quan trọng như: chất dinh dưỡng, hormone, kháng thể chống nhiễm trùng. Ở mức cao nhất, nước ối trong bụng của người mẹ đo được khoảng 1 lít. Sau 36 tuần mang thai, nước ối bắt đầu giảm khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Khi bác sĩ thực hiện siêu âm trước khi sinh, họ sẽ ước tính lượng nước ối mà em bé được bao quanh. Chất lỏng này sẽ bắt đầu rò rỉ tại một số thời điểm. Tuy nhiên, nếu lượng chất lỏng rò rỉ ra ngoài quá nhiều thì có thể gây ra hiện tượng vỡ túi ối.
Đôi khi khó có thể biết được liệu chất lỏng đang rò rỉ có phải là nước ối hay không vì thế mà cần dựa vào các triệu chứng cần thiết để có nhận định chính xác hơn.
Nước ối giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Theo đó, nước ối chịu trách nhiệm:
- Bảo vệ thai nhi: Chất lỏng đệm giúp cho em bé tránh khỏi áp lực bên ngoài, hoạt động như một chất hấp thụ sốc để bảo vệ và che chở cho em bé.
- Kiểm soát nhiệt độ: Chất lỏng cách nhiệt, giúp giữ ấm và duy trì nhiệt độ ổn định cho thai nhi.
- Kiểm soát nhiễm trùng: Trong nước ối chứa kháng thể giúp bảo vệ em bé, tạo nên môi trường vô khuẩn trong suốt thai kỳ.
- Phát triển hệ thống phổi và tiêu hóa: Kể từ tuần thứ 34, thai nhi sẽ hấp thụ lượng nước ối vào khoảng 300-500ml mỗi ngày bằng cách thở và nuốt nước ối.
- Sự phát triển cơ bắp và xương: Em bé có thể tự do di chuyển trong môi trường nước ối, tạo điều kiện cho cơ bắp và xương phát triển đúng cách.
- Hỗ trợ dây rốn: Nước ối ngăn không cho dây rốn bị nén. Dây rốn có chức năng vận chuyển thức ăn và oxy từ nhau thai đến thai nhi, giúp thai nhi phát triển bình thường.
Ngoài ra, nước ối còn hỗ trợ quá trình sinh nở của người mẹ. Sau khi hiện tượng vỡ ối xảy ra, tính nhờn từ nước ối sẽ giúp bôi trơn đường sinh dục giúp mẹ dễ sinh hơn.