Xem ngay bài viết này để nắm rõ cách hạch toán hàng bán bị trả lại, cách kê khai thuế & xuất hóa đơn hàng bán bị trả lại… cho nhà cung cấp & cho người mua.

III. Các câu hỏi thường gặp khi kê khai hóa đơn, hạch toán hàng bán bị trả lại

Câu 1: Trong trường hợp hóa đơn bán hàng và hóa đơn hàng bị trả lại cùng kỳ và bên mua trả lại toàn bộ hàng thì bên bán và bên mua có cần kê khai 2 hóa đơn này không?

Cả bên bán và bên mua đều không cần kê khai 2 hóa đơn này vì 2 hóa đơn này đã bù trừ giá trị cho nhau trên cùng chỉ tiêu kê khai.

Câu 2: Công ty A mua 1 chiếc máy in của công ty B vào tháng 2/N, nhưng đến tháng 4/N công ty A phát hiện hàng bị lỗi nên xuất hóa đơn trả lại hàng cho công ty B. Hỏi hóa đơn trả lại hàng sẽ kê khai vào kỳ nào?

Sẽ kê khai giảm doanh thu và số thuế GTGT vào kỳ tháng 4/N của cả bên bán và bên mua.

Câu 3: Khi lập hóa đơn trả lại hàng, bên mua có cần phải ghi lý do trả lại hàng không?

Bên mua phải ghi rõ lý do trả lại hàng trên hóa đơn.

Trần Huyền - Phòng Kế toán Anpha

Trong quá trình kinh doanh, hàng bán bị trả lại là hàng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách,…Vậy hạch toán hàng bán bị trả lại như thế nào cho đúng? Mời quý bạn đọc cùng phần mềm kế toán online EasyBooks chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hàng bán bị trả lại được hiểu là các sản phẩm đã xác định tiêu thụ nhưng do vi phạm về phẩm chất, chủng loại, quy cách nên bị người mua trả lại. Do đó mà doanh thu hàng bán bị trả lại là một khoản làm giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ sẽ kết chuyển khoản doanh thu này để xác định lại doanh thu thuần thực tế trong kỳ.

Với mỗi bên mua và bán thì hàng bán bị trả lại sẽ có những cách hiểu cụ thể hơn như sau:

EASYBOOKS – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG TÁC KẾ TOÁN

EasyBooks – Phần mềm kế toán ưu việt cho mọi doanh nghiệp

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Email: [email protected]

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Trụ sở chính: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh: Số H.54 đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Hàng bán bị trả lại là các sản phẩm đã xác định tiêu thụ nhưng do vi phạm về phẩm chất, chủng loại, quy cách nên bị người mua trả lại. Doanh thu hàng bán bị trả lại là một khoản làm giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ sẽ kết chuyển khoản doanh thu này để xác định lại doanh thu thuần thực tế trong kỳ. Bài viết này Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn cách hạch toán hàng bán bị trả lại để các bạn học viên được nắm rõ.

I. Hồ sơ, chứng từ trả lại hàng

Theo quy định tại Điểm 2.8 Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn trường hợp người mua trả lại hàng như sau:

Người mua là cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng xuất hóa đơn, hai bên lập hồ sơ gồm:

➤ Trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa:

Khi trả lại hàng hóa, bên bán và cá nhân trả lại hàng cần:

➤ Trường hợp trả lại 1 phần hàng hóa:

Xử lý tương tự như trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa, sau đó lập hóa đơn mới cho số hàng hóa không bị bên mua trả lại.

Lưu ý: Ghi rõ trên hóa đơn lý do trả lại hàng.

Ví dụ 1: Ngày 15/12/2021, công ty Nhật Long mua 10 máy in Canon LPB2900, đơn giá: 5.000.000 đồng của công ty Gia Huy, 2 bên đã bàn giao hàng hóa và xuất hóa đơn. Nhưng đến ngày 18/12/2021, công ty Nhật Long phát hiện ra hàng bị lỗi, nên yêu cầu trả lại và công ty Gia Huy đã đồng ý. Khi trả lại hàng công ty Nhật Long xuất hóa đơn và ghi rõ lý do trả hàng.

Xem thêm: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Cách hạch toán hàng bán bị trả lại TT 133

Thông tư 133/2016/TT-BTC loại bỏ việc sử dụng tài khoản 5212 cho hàng bán bị trả lại, thay vào đó việc phản ánh hàng bán bị trả lại được thực hiện trực tiếp trên tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng cách ghi giảm doanh thu (ghi bên nợ).

Khi hàng bán bị trả lại, kế toán viên ghi nhận giảm doanh thu và giảm giá vốn hàng bán như sau:

Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

Do bên mua chỉ ghi nhận tăng và giảm trị giá hàng mua (khi mua và khi trả lại hàng), bút toán thực hiện tương tự như hướng dẫn đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

Tìm hiểu chi tiết về hàng bán bị trả lại

+  Là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như: Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Giá trị hàng bán bị trả lại sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo.

+ Ngoài ra còn có các khoản làm giảm trừ doanh thu khác như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán…

+ Để tiêu thụ hàng hóa trong trường hợp người mua chấp nhận, người bán có thể giảm giá bán lô hàng này. Cách hạch toán giảm giá hàng bán.

+  Nếu là Công ty có hóa đơn thì cần phải xuất hoá đơn để trả lại hàng cho bên bán (đơn giá xuất phải đúng theo đơn giá mua trên hoá đơn mua vào).

+ Nếu bên mua là cá nhân thì phải có Biên bản ký kết với bên bán về số lượng, giá trị hàng bán bị trả lại.

II. Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn, hạch toán hàng bán bị trả lại

Hóa đơn trả lại xuất vào kỳ nào thì kê khai vào kỳ đó, không thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ đã thực hiện bán hàng;

Ví dụ: Hóa đơn trả lại vào ngày 15/04/2021, thì thực hiện kê khai vào tháng 4 (nếu kê khai theo tháng) và kê khai quý 2 (nếu kê khai theo quý).

Trường hợp hóa đơn bán hàng và hóa đơn mua hàng phát sinh cùng kỳ kê khai và bên mua trả lại toàn bộ hàng với giá trị tương đương hóa đơn đã xuất thì đối với 2 hóa đơn (hóa đơn xuất bán và hóa đơn trả hàng), đơn vị không cần kê khai do 2 hóa đơn đã bù trừ với nhau.

2.1. Cách kê khai thuế đối với bên bán

Hóa đơn trả hàng vào kỳ nào thì kê khai vào kỳ đó;

Căn cứ vào thuế suất của hàng bị trả lại mà kê khai tương ứng vào các chỉ tiêu trên tờ khai 01/GTGT, từ đó lấy doanh thu và thuế suất trên chỉ tiêu đó trừ đi doanh thu và thuế suất của hàng bán bị trả lại:

Ví dụ 2: Ngày 15/11/2021, công ty Gia Huy bán 10 máy in, tổng giá trị: 50.000.000 đồng, thuế GTGT 5.000.000 đồng cho công ty Nhật Long, công ty Nhật Huy đã phát hành hóa đơn và kê khai vào kỳ kê khai tháng 11.

Đến ngày 18/12/2021, bên mua phát hiện ra hàng bị lỗi, hai bên thống nhất trả lại toàn bộ đơn hàng. Bên mua đã xuất hóa đơn số 0000002, giá trị 50.000.000 đồng thuế GTGT 5.000.000 đồng.

➥ Khi nhận được hóa đơn 0000002, công ty Gia Huy thực hiện kê khai vào kỳ kê khai tháng 1. Đơn vị ghi âm trên bảng kê bán ra tháng 12 lưu tại công ty: giảm doanh thu trên chỉ tiêu [32] số tiền 50.000.000 đồng và thuế GTGT trên chỉ tiêu [33] số tiền 5.000.000 đồng.

2.2. Cách hạch toán thuế đối với bên bán

Nợ TK 5212: giá trị hàng bị trả lại;

Nợ 3331: thuế GTGT hàng bán bị trả lại;

Có TK 131/111/112: số tiền hàng bán bị trả lại.

Nợ TK 511: giá trị hàng bán bị trả lại;

Có TK 5212: giá trị hàng bán bị trả lại.

Nợ TK 511: giá trị hàng bị trả lại;

Nợ 3331: thuế GTGT hàng bán bị trả lại;

Có TK 131/111/112: số tiền hàng bán bị trả lại.

Trường hợp người bán đã ghi nhận giá vốn thì khi nhận được hàng bị trả lại công ty hạch toán như sau:

Nợ 156: giá vốn của hàng bán bị trả lại;

Có TK 632: giá vốn của hàng bán bị trả lại.

3.1. Cách kê khai thuế đối với bên mua

➤ Lấy giá trị và thuế suất của hàng mua trong kỳ trừ đi giá trị và thuế suất của hàng bị trả lại:

Ví dụ 3: Cùng trường hợp ví dụ 2. Đến ngày 18/12/2021, khi xuất hóa đơn trả hàng số 0000002, giá trị 50.000.000 đồng với thuế GTGT 5.000.000 đồng, bên mua thực hiện ghi âm trên bảng kê mua vào tháng 12 ➥ Trên tờ khai 01/GTGT, giảm chỉ tiêu [23] 50.000.000 đồng, giảm chỉ tiêu [24], [25] 5.000.000 đồng.

3.2. Cách hạch toán thuế đối với bên mua

Khi trả lại hàng, bên mua hạch toán như sau:

Nợ TK 331/111/112: tổng giá trị hàng bị trả lại;

Có TK 156/152/211…: giá trị hàng bị trả lại;

Có TK 133: Thuế GTGT của hàng bị trả lại.

Xem thêm:Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai.