Vị trí công việc này hiện tại đã hết hạn nộp hồ sơ, bạn có thể tham khảo thêm một số công việc tương tự tại đây:
Học Quản Lý Giáo Dục Ra Trường làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học quản lý giáo dục, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với một loạt các vai trò và công việc trong lĩnh vực giáo dục. Dưới đây là một phân tích chi tiết hơn về mỗi vai trò:
1. Chuyên Viên Quản Lý Hành Chính Giáo Dục:
Trách nhiệm chính của bạn là quản lý và điều hành các hoạt động hành chính trong tổ chức giáo dục. Bạn sẽ đảm bảo rằng các thủ tục hành chính được thực hiện một cách mạch lạc và hiệu quả.
Trong vai trò này, bạn sẽ thực hiện các nhiệm vụ văn phòng như quản lý hồ sơ, lập lịch và giao tiếp với các bên liên quan. Việc tổ chức thông tin và truyền đạt thông điệp một cách chính xác là rất quan trọng.
3. Chuyên Viên Quản Lý Đào Tạo:
Nhiệm vụ của bạn là phát triển và triển khai các chương trình đào tạo cho giáo viên và nhân viên. Bạn cần đảm bảo rằng chương trình đào tạo đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu cụ thể của tổ chức giáo dục.
4. Nhân Viên/Chuyên Viên Hành Chính Nhân Sự:
Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia vào các hoạt động quản lý nhân sự như tuyển dụng, quản lý lương thưởng và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Quản lý hành chính nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển lực lượng lao động.
5. Chuyên Viên Phụ Trách Công Tác Văn Hóa Giáo Dục:
Bạn sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực và đa dạng bằng cách tổ chức các sự kiện văn hóa và giáo dục ngoại khóa. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm học tập của học sinh và tạo ra sự kết nối trong cộng đồng.
Vai trò này đòi hỏi bạn tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chương trình giáo dục và đề xuất cải tiến. Nghiên cứu giáo dục là chìa khóa để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.
7. Giảng Viên Chuyên Ngành Quản Lý Giáo Dục:
Bạn sẽ truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình về quản lý giáo dục cho sinh viên và chuẩn bị họ cho sự nghiệp trong lĩnh vực này. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ tương lai của những nhà quản lý giáo dục.
8. Nhân Viên/Chuyên Viên Tư Vấn Tuyển Sinh:
Trong vai trò này, bạn sẽ hỗ trợ sinh viên và phụ huynh trong quá trình tìm kiếm và đăng ký vào các chương trình giáo dục phù hợp. Tư vấn tuyển sinh giúp học sinh và gia đình họ hiểu rõ về các lựa chọn giáo dục và quy trình đăng ký.
Mỗi vai trò trong lĩnh vực quản lý giáo dục đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và duy trì một môi trường giáo dục tích cực và hiệu quả. Lựa chọn công việc phù hợp với sở thích, kỹ năng và mục tiêu cá nhân sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách thành công và đáng ngưỡng mộ.
EMAIL: [email protected]
ĐĂNG KÝ ZALO OA : dangkyzalooa.com
1. Giới thiệu chung Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế ở nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau. Nhà trường tổ chức tuyển sinh đại học hệ chính quy Ngành Giáo dục thể chất năm 2023. Nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực về cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Mục tiêu đào tạo cử nhân sư phạm Ngành GDTC của Trường ĐHSP – ĐHĐN đó là: Đào tạo cử nhân Sư phạm ngành Giáo dục Thể chất có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học để giảng dạy – huấn luyện, làm việc, quản lý, tổ chức sự kiện thể dục thể thao trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm đào tạo, huấn luyện thể dục thể thao tại các địa phương; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có phẩm chất đạo đức nhà giáo. Thông tin về Khoa đào tạo Khoa: Giáo dục Nghệ thuật
– Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu Tổ hợp: T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2 T01: Toán + Ngữ Văn + Năng khiếu TDTT*2 T02: Ngữ Văn + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2 T05: Ngữ văn + Giáo dục công dân + Năng khiếu TDTT*2 Nội dung thi tuyển năng khiếu TDTT: Bật xa tại chổ (cm) – (4 điểm) Chạy zíc zắc test (s) – (6 điểm) Điểm chuẩn năm 2022: – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ) kết hợp thi năng khiếu
Điều kiện: Đạt học lực khá lớp 12 trở lên Tổ hợp: T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2 T01: Toán + Ngữ Văn + Năng khiếu TDTT*2 T02: Ngữ Văn + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2 T05: Ngữ văn + Giáo dục công dân + Năng khiếu TDTT*2 Nội dung thi tuyển năng khiếu TDTT: Bật xa tại chổ (cm) – (4 điểm) Chạy zíc zắc test (s) – (6 điểm) Điểm chuẩn năm 2022: – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bài thi năng khiếu mẫu:
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp + Làm công tác giảng dạy Giáo dục Thể chất tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. + Làm cán bộ nghiên cứu Giáo dục Thể chất và Thể dục Thể thao. + Làm huấn luyện viên tại các trung tâm, đội tuyển, cơ cở đào tạo vận động viên. + Làm chuyên viên trong các cơ quan quản lý xã hội ở các cấp chính quyền về văn hóa, Thể dục Thể thao. + Làm cán bộ tổ chức, điều hành các hoạt động phong trào thể thao quần chúng, các câu lạc bộ thể thao. 4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường Đủ điều kiện và năng lực học lên thạc sĩ, tiến sĩ thuộc ngành Giáo dục học. 5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội Sinh viên học ngành GDTC do ĐHSP – ĐHĐN đào tạo có cơ hội được rèn luyện về một số kỹ năng như: Xây dựng kế hoạch và tổ chức được các hoạt động thể thao; Biết ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về GDTC và TDTT; Tham gia vào các hoạt động thuyết trình, phản biện và bảo vệ về các vấn đề liên quan đến GDTC và TDTT; Tham gia hoạt động kết nối cộng đồng để hình thành được ý tưởng khởi nghiệp… 6. Chuẩn đầu ra của ngành học PLO1: Vận dụng được kiến thức khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên – xã hội trong hoạt động Giáo dục thể chất và Thể dục Thể thao. PLO2: Vận dụng được kiến thức khoa học Thể dục Thể thao để giải quyết những vấn đề trong hoạt động Giáo dục Thể chất và Huấn luyện Thể thao. PLO3: Tổ chức được hoạt động giáo dục thể chất, đào tạo, huấn luyện thể thao theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. PLO4: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao. PLO5: Tổ chức được sự kiện thể dục thể thao. PLO6: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu Thể dục Thể thao. PLO7: Phát triển kỹ năng giao tiếp, có tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến công việc. PLO8: Xây dựng môi trường giáo dục tích cực phù hợp với đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.