VTV.vn - Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn.
THỊ PHẦN MÁY NÔNG NGHIỆP THUỘC VỀ NƯỚC NGOÀI
Nghiên cứu thị phần, quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2023 của máy nông nghiệp Việt Nam do Mordor Intelligence Industry Reports thực hiện, cho thấy cả nước có 1.803 doanh nghiệp cơ khí nhưng mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu máy nông nghiệp tại Việt Nam.
Trong khi đó, các nhà cung cấp châu Á từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang chiếm lĩnh thị trường máy nông nghiệp tại Việt Nam. Kubota, CLAAS KGaA mbH, Yanmar, Iseki, CNH và VEAM là những công ty cung cấp máy móc nông nghiệp lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
Đến nay, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp tại Việt Nam đã có sự phát triển với đa dạng các chủng loại sản phẩm, gồm: động cơ đốt trong đến 30 mã lực, máy làm đất (máy cày 4 bánh và 2 bánh), máy thu hoạch (gặt đập liên hợp, gặt lúa xếp dãy, máy tuốt lúa), máy bơm nước, máy phun thuốc sâu, máy bảo quản và chế biến (xay xát lúa gạo, máy sấy).
Thị trường máy nông nghiệp rất hấp dẫn đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất máy móc, thiết bị. Đơn cử như tháng 12/2022, Thaco Industries, công ty con của Tập đoàn sản xuất ô tô Thaco, đã đầu tư 550 triệu USD để sản xuất hàng loạt máy móc nông nghiệp và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như phụ tùng và linh kiện ô tô, sơ mi rơ moóc và các máy móc bổ sung khác để xuất khẩu và bán trong nước.
Công ty Kubota Việt Nam (thuộc Tập đoàn Kubota của Nhật Bản) đã hợp tác với nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ để phát triển máy kéo nông nghiệp tự lái rất tinh vi. Các máy kéo được trang bị bộ xử lý đồ họa Nvidia và trí tuệ nhân tạo, kết hợp với camera để xử lý ngay lập tức dữ liệu thu thập được để cung cấp giải pháp tiết kiệm lao động giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động trong ngành nông nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Theo Mordor Intelligence Industry Reports, thị trường máy móc nông nghiệp ở Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức. Các loại máy sản xuất nông nghiệp trong nước chủng loại nghèo nàn, đặc biệt là máy gặt đập liên hợp hiện nay trên thị trường, chiếm đến 90% là máy nước ngoài, chỉ có 10% máy trong nước. Bên cạnh đó, máy sấy nông sản cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu và ở mức độ đơn giản, tức sấy khô, nếu để đảm bảo chất lượng cao cho xuất khẩu thì chưa đạt.
Ông Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đánh giá ngành cơ khí nông nghiệp ở Việt Nam còn tụt hậu so với mức thiết bị trung bình ở các nước ASEAN. Các nhà sản xuất trong nước có thị phần tương đối thấp, trong khi thị phần đáng kể trong nhu cầu thị trường máy nông nghiệp hiện được cung ứng bởi các sản phẩm nhập khẩu, chiếm khoảng 60 - 70%.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ về cơ khí nông nghiệp còn hạn chế, chậm chuyển giao vào sản xuất. Trong khi đó, các chính sách khuyến khích của Nhà nước chưa đủ mạnh để các doanh nghiệp lớn tiên phong trong ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm máy nông nghiệp, chưa hình thành nhà máy chế tạo máy nông nghiệp chuyên sâu, mở rộng thị trường quốc tế. Cơ chế hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển cho các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp chưa hấp dẫn các cơ sở đầu tư cơ khí..
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 05-2024 phát hành ngày 29-01-2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
%PDF-1.4 %âãÏÓ 33 0 obj << /AIS false /BM /Normal /CA 0.399994 /OP false /OPM 1 /SA true /SMask /None /Type /ExtGState /ca 0.399994 /op false >> endobj 34 0 obj << /AIS false /BM /Normal /CA 1 /OP false /OPM 1 /SA true /SMask /None /Type /ExtGState /ca 1 /op false >> endobj 36 0 obj << /CS /DeviceCMYK /I false /K false /S /Transparency /Type /Group >> endobj 35 0 obj << /Resources << /ExtGState << /GS0 34 0 R >> >> /BBox [192.798 618.764 573.512 -9.50391] /Group 36 0 R /Matrix [1 0 0 1 0 0] /Subtype /Form /Filter /FlateDecode /Length 37 0 R >> stream xœ3P0 A=#…l.}÷`…ôb.S3S=SC#]=S]csC=sCc3#S= xQ*W P.™ endstream endobj 37 0 obj 62 endobj 38 0 obj << /AIS false /BM /Normal /CA 1 /OP true /OPM 1 /SA true /SMask /None /Type /ExtGState /ca 1 /op true >> endobj 40 0 obj << /BaseEncoding /WinAnsiEncoding /Differences [1 /uhornhookabove /abreveacute /ocircumflexacute /uhornacute /ocircumflextilde /ohorndotbelow /abrevedotbelow /ecircumflexgrave /adotbelow /ocircumflexdotbelow /ohorn /acircumflexgrave /uhorndotbelow /acircumflexdotbelow /acircumflexhookabove /acircumflexacute /ohornhookabove /ohornacute /udotbelow /ecircumflexdotbelow /abreve /ohorntilde /ecircumflexacute /dcroat /uhorngrave /ygrave /ahookabove /uhookabove /ohorngrave /uhorn /idotbelow 127 /ecircumflexhookabove /yhookabove /Dcroat /odotbelow /ocircumflexhookabove /etilde /abrevegrave /edotbelow /nonbreakingspace /utilde /abrevetilde /ohookabove /ytilde /abrevehookabove /acircumflextilde /Acircumflexacute /ecircumflextilde /uhorntilde /ehookabove /ellipsis 149 /Ohornhookabove 151 /Ocircumflexhookabove /Ohornacute /Ocircumflexacute /quoteright /Uhookabove 157 /ihookabove 160 /ocircumflexgrave 173 /itilde] /Type /Encoding >> endobj 42 0 obj << /Filter /FlateDecode /Length 10022 /Subtype /Type1C >> stream H‰lTPTçþÿ»ìÝåáååö‘»‹¼P ˆ¸€ ‚…`T¦Â+R�EdQŒãøh¤ñQãĨ©Ž±šŒ�ÄŽÁF'VMSšêøhj›šj4Ö1Q|ž»{îÚþ¬#qþ¹wîÿŸóç;ß9çRâÃJiTAQé¬Â ‰¥¶Æ‚f[cuÝÂjÇ„º…M ¶¶%öZgƒ¹×-S.£r„�<#@TÚ”¥F-1jN«¥dÒÊåïÿ¯³³ÿ+@ã^è>äþ
ictnews Không hẹn mà gặp, dàn Hoa hậu, Á hậu của Việt Nam như Đỗ Mỹ Linh, Tiểu Vy, Phương Nga, Thuý An, Diễm Trang và nhiều sao Việt khác đều có chung một phương thức lên đời iPhone 11 Pro Max tiết kiệm.
Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá một số loại lúa được thương lái thu mua như: IR 50404 từ 7.400 - 7.500 đồng/kg; lúa OM 5451 có giá từ 7.500 - 7.600 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg; OM 380 là 6.800 - 7.000 đồng/kg; Đài thơm 8 (tươi) từ 8.200 - 8.400 đồng/kg và OM 18 (tươi) từ 8.400 - 8.600 đồng/kg … Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.500 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 21.500 đồng/kg… Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.300 - 10.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 bình ổn 12.300 - 12.500 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.050 - 9.400 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 đi nganh ở mức 9.200 - 9.400 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.000 - 6.100 đồng/kg. Về xuất khẩu, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 515 - 520 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Con số này giảm so với mức 520 - 525 USD/tấn của tuần trước. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm do lo ngại về nhu cầu nhập khẩu của Indonesia trong năm tới, trong khi giá gạo của Ấn Độ giữ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng do nguồn cung tăng. Indonesia là thị trường lớn của gạo Việt Nam sau Philippines. Trong giai đoạn từ tháng 1 - 10/2024, Indonesia nhập khẩu 1,1 triệu tấn gạo của Việt Nam, chiếm 14,2% tổng lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, một thương nhân ở tỉnh An Giang tin rằng Indonesia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam vào năm tới. Còn Philippines trước đó cho biết sẽ giảm nhập khẩu gạo nhưng cuối cùng lại nhập khẩu nhiều hơn. Tuần qua, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ổn định ở mức từ 440 - 447 USD/tấn, gần mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức từ 440 - 450 USD/tấn. Một thương nhân tại Kolkata cho biết nguồn cung từ vụ mùa mới có thể sẽ tăng trong vài tuần tới. Các nguồn tin tuần trước cho biết lượng gạo trữ kho của Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 11/2024, gần gấp ba lần mục tiêu của chính phủ. Về thị trường nông sản Mỹ, giá đậu tương kỳ hạn tăng trong phiên 15/11 tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago, sau khi Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm ưu đãi xuất khẩu đối với dầu ăn đã qua sử dụng, một động thái có thể hạn chế lượng nhập khẩu vào Mỹ. Trong khi đó, giá ngô và lúa mỳ kỳ hạn cũng tăng nhờ hoạt động mua vào.
Trong phiên cuối tuần, giá đậu tương tăng 11 xu, lên 9,98 USD/bushel, giá lúa mỳ tăng 6 xu, lên 5,36 USD/bushel và giá ngô tăng 5 xu, lên 4,24 USD/bushel (1 bushel đậu tương/lúa mỳ = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg). Theo các nhà phân tích, sự gia tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng trên thị trường nhiên liệu sinh học của Mỹ đã cản trở nhu cầu về dầu đậu nành của nước này. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu ăn đã qua sử dụng từ Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu đó. Giá đậu tương và ngô kỳ hạn giảm mạnh vào đầu tuần do có tin Tổng thống đắc cử của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã đề cử ông Lee Zeldin, người không ủng hộ nhiên liệu sinh học, làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, gây lo ngại về những tác động đến cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu đối với ngũ cốc và hạt có dầu. Trong phiên cuối tuần, giá ngô tăng mạnh sau 4 phiên giảm. Trong cả tuần, giá nông sản này giảm khoảng 1,62%. Trong khi đó, giá lúa mỳ chịu sức ép do đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong một năm trong tuần này, khi chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống, số liệu lạm phát của Mỹ và những phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã làm tăng khả năng Fed hạ lãi suất với tốc độ chậm hơn.
Về thị trường cà phê thế giới, phiên 16/11, giá cà phê tăng tại cả hai sàn London và New York, nhờ nhu cầu cao từ các thị trường nhập khẩu lớn, trong khi nguồn cung từ các quốc gia sản xuất gặp khó khăn do thời tiết và chi phí sản xuất tăng. Giá cà phê Robusta tại sàn ICE Futures Europe (London) giao tháng 11/2024 tăng 6 USD lên 4.783 USD/tấn, giao tháng 1/2025 tăng 11 USD lên 4.706 USD/tấn. Giá cà phê Arabica tại sàn ICE Futures US (New York) giao tháng 12/2024 tăng 0,7 xu lên 279,65 xu/lb, giao tháng 3/2025 tăng 0,95 xu lên 280,35 xu/lb (1 lb = 0,4535 kg). Tại thị trường trong nước, giá cà phê tiếp tục tăng mạnh tại các tỉnh trọng điểm, chạm mức cao nhất kể từ đầu vụ. Nhìn chung, mức giá thu mua tại các tỉnh Tây Nguyên dao động trong khoảng 113.500 - 114.000 đồng/kg, phản ánh nhu cầu cao từ các nhà xuất khẩu và sự khởi sắc của thị trường quốc tế. Tại Lâm Đồng giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà và Bảo Lộc đạt mức 113.500 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, khu vực Cư M’gar ghi nhận mức giá 113.800 đồng/kg, trong khi Ea H’leo và Buôn Hồ cùng đạt 113.700 đồng/kg. Tại Đắk Nông, mức giá tại Gia Nghĩa đạt đỉnh 114.000 đồng/kg, cao nhất cả nước, trong khi Đắk R’lấp ghi nhận mức 113.900 đồng/kg.
(HNM) - Trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, ngành Nông nghiệp đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt Nam vào các thị trường có giá trị cao.
7 nhóm sản phẩm xuất khẩu hơn 2 tỷ USD/nhóm
Theo Bộ NN&PTNT, 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt 36,3 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 7 nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn 2 tỷ USD/nhóm là: Cà phê, cao su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ. Thứ trưởng Bộ NN& PTNT Phùng Đức Tiến nhận định: Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đạt kết quả khả quan dù gặp nhiều yếu tố bất lợi.
Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản cho biết, việc triển khai hiệu quả tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đã tạo ra nhiều mặt hàng chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của các thị trường. Từ đó, ngành Nông nghiệp đã tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh, chủ động mở rộng thị trường, tạo ra giá trị tăng thêm cao.
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp rau quả đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực chế biến và tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để đẩy mạnh xuất khẩu, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiện nay, sản phẩm rau quả tươi Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu chiếm khoảng 70%, trong đó sản phẩm chế biến chiếm 30% (nước ép trái cây, nước ép đông lạnh...).
Kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng năm 2022 lên tới 2,3 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam cho hay, gạo Việt Nam đã tìm được chỗ đứng ở các thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản... Hiện tại, nguồn cung lúa mì, ngũ cốc trên thế giới đang khan hiếm nên nhu cầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam rất cao…
Có thể nói, sự phát triển chiều sâu đã tạo ra nguồn hàng ổn định; sản xuất nông nghiệp đang giảm dần thế bị động, hướng mạnh tới nhu cầu và bám sát thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất. Cùng với đó, việc mở rộng thị trường, hướng tới các thị trường có giá trị cao đã và đang định hình vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới với nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD.
Phối hợp hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp
Nhận định hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường chưa đáp ứng yêu cầu khi phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến động về thiên tai, dịch bệnh…, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu, cần sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém như: Tình trạng một số mặt hàng xuất khẩu bị trả về, tác động không nhỏ đến uy tín của nông sản Việt Nam hay quy mô sản xuất nông nghiệp chưa đồng đều... qua đó, thúc đẩy xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, để đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản hơn 50 tỷ USD trong năm 2022, Bộ NN&PTNT đang triển khai đồng bộ các giải pháp từ sản xuất đến thị trường. Trong đó, chú trọng phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp nắm bắt thực tế cung - cầu sản phẩm nông nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; hướng dẫn doanh nghiệp, người dân đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc... cũng như việc đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp…
Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản thông tin, Bộ NN&PTNT đang nỗ lực đàm phán mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm của Việt Nam như: Nhãn xuất khẩu sang Nhật Bản; chanh leo, dừa sang Hoa Kỳ, bưởi sang Hàn Quốc... Cùng với đó là việc chuẩn hóa các quy định liên quan đến các loại quả tươi xuất khẩu.
Cùng với việc chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu một cách bài bản, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa các ứng dụng công nghệ mới, công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giám đốc Công ty Meet More Coffee Nguyễn Ngọc Luận cho rằng, các doanh nghiệp cần tập trung vào chế biến sâu, thiết lập hệ thống số trong các kênh bán hàng để mở rộng kết nối thị trường…
Thực tế, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông sản hơn 50 tỷ USD trong năm 2022, còn nhiều việc phải làm. Các doanh nghiệp xuất khẩu mong muốn Bộ NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, các địa phương… đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá sản phẩm nông nghiệp; đồng thời tăng cường thu thập thông tin về thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu thị trường cũng như cập nhật các chính sách, quy định mới cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương…